Những mốc quan trọng cần lưu ý khi giao dịch vàng trong tuần 13/03-17/03

[ad_1]

Phân tích cơ bản:

Giới đầu tư có tâm lý lo ngại từ vụ ngân hàng Silicon Valley Bank phá sản hôm 10/3/2023 có thể khiến vàng và một số kim loại quý tiếp tục đi lên trong ngắn hạn. Sự sụp đổ của SVB tạo ra động lực tăng giá mới trên thị trường vàng Mặc dù vàng được biết đến như một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.

Thị trường vàng tuần qua, vào giao dịch cuối tuần có mức tăng mạnh bất ngờ do rủi ro tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Trong phiên giao dịch cuối của tuần, các nhà đầu tư đổ xô vào vàng sau sự sụp đổ của SVB.

Sự sụp đổ của SVB một phần do chính sách nâng lãi mạnh tay của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong năm qua. Khi lãi suất còn quanh 0%, các ngân hàng tích cực mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài, rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, giá trị số trái phiếu này giảm theo, khiến các ngân hàng phải gánh khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ.
Điều này lại đang tạo ra động lực tăng giá mới trên thị trường vàng trong khi đầu tuần giá vàng liên tục sụt giảm gây lo lắng cho nhà đầu tư. Cụ thể, giá vàng đã tăng vọt hơn 47 USD mỗi ounce, lên mức trên 1.872 USD/ounce và vẫn tiếp tục xu hướng tăng.

Phân tích kỹ thuật:

Khu vực 1810-1800 là vùng hỗ trợ khá là cứng bởi nó có hợp lưu giữ các đường MA và khu vực đáy cũ ở đây. Sau khi cây nến ngày thứ 6 đóng lại ở khu vực 1867 có vẻ đã tạo nên mô hình 2 đáy. Nhìn tương quan chúng ta có thể thấy quanh khu vực này là bộ nến đảo chiều tương đối là mạnh. Tiếp theo cây nến ngày thứ 6 là một cây nến nhấn chìm tăng với RSI đã vượt qua ngưỡng 50, vẫn còn dư địa cho những nhịp tăng tiếp đến. Và nhìn khung D có vẻ như giá vàng vẫn còn có một nhịp tăng lên nữa. Vậy nên chúng ta sẽ tìm một nhịp giá có thể hồi về để đặt một lệnh BUY.

Khi kẻ Fibo, ta thấy rằng khu vực Fibo 0.5 và 0.618 rơi vào vùng giá 1835-1840. Vì khu vực này tương đối xa nên chúng ta tiếp tục quan sát kỹ hơn ơ khung H4.

Ở trong khung thời gian h4, RSI đang nằm trong giai đoạn quá mua và giá RSI đang ở trong khu vực đỉnh cũ của RSI. Liệu rằng giá sẽ có nhịp điều chỉnh hay sẽ đi lên tiếp thì chúng ta sẽ cùng phân tích tiếp ở khung H1.

Đối với khung H1, RSI ở khung H1 đang nằm ở khu vực quá mua tương đối lâu. Ở đây chúng ta thấy giá đang hình thành mô hình tam giác tăng. Sau nhịp tăng này, giá đã có 1 đà tăng lên quá mạnh, và target đi lên sẽ còn cao hơn cán cờ ở dưới.

Để cho thuận với xu hướng tăng, chúng ta sẽ đợi giá có một nhịp điều chỉnh về khu vực 1853 hoặc khu vực 1840-1841 trong tuần tới. Sau khi giá về đến khu vực đó, chúng ta sẽ tính tiếp xu hướng giá tiếp theo của vàng. Sau nhịp tăng mạnh hôm thứ 6, xu hướng của vàng trở nên khó đoán hơn. Vậy nên điều chúng ta có thể làm là chờ giá vàng hồi về đến khu vực 1853 (hợp lưu giữa đáy gần nhất và dải MA như hình) và khu vực 1840 (hợp lưu giữa đường MA ở dưới và khu vực hỗ trợ trước đó tạo nên con sóng tăng này).

Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.

[ad_2]

Source link