GBPJPY Tháng 05-2022: Vai – Đầu – Vai Liệu Có Ép GBPJPY Điều Chỉnh!?

[ad_1]

tháng 05-2022 đang có nguy cơ hình thành mô hình Vai – Đầu – Vai sau cú Long run giống như hầu hết các cặp có đồng JPY.

BOJ vẫn kiên định với chiến lược nới lỏng tiền tệ bất chấp Lạm phát trở lại với xứ sở Hoa Anh Đào. Câu hỏi đặt ra là liệu BOJ sẽ giữ được chính sách này bao lâu hay sẽ đưa ra một cú quay xe như SNB năm 2016!?

Dưới đây là một vài góc nhìn kỹ thuật với cặp GBPJPY mà Tôi cho rằng cần đề phòng:

Mô hình Vai – Đầu – Vai

Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận đang có nguy cơ hình thành trên biểu đồ kỹ thuật 4 giờ của GBPJPY rất rõ ràng.

GBPJPY tháng 05-2022: Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận

Khi kết hợp với Fibonacci Retracement, dường như GBP/JPY sẽ còn một cú rướn nữa lên vùng Fibo 61.8% (165.05) trước khi quay đầu điều chỉnh. Không loại trừ đỉnh vai phải sẽ không dừng ở ngưỡng 61.8% mà ở 78.6% tại mức giá 166.53

Đã khá lâu rồi, Tôi mới thấy một mô hình giá lớn xuất hiện trên biểu đồ kỹ thuật của GBPJPY như thế này. Nên đối với phe Bull sẽ hết sức phải đề phòng. Phe Bear cũng không ngoại lệ khi JPY vẫn đang bị BOJ quá dìm hàng.

Đối với EMA trên khung 4 giờ, Tôi dùng EMA50 và EMA200.

GBPJPY tháng 05-2022: EMA báo hiệu tích luỹ ngắn hạn

Hiện tại, hai đường EMA trung và dài hạn cho thấy dấu hiệu GBPJPY sẽ có một đợt tích luỹ trong vùng giá này trước khi bứt phá và xuất hiện xu hướng tiếp theo.

Cả hai đường EMA đang đi ngang, đặc trưng của EMA trong Sideway và tích luỹ.

Bollinger Bands cảnh báo Sideway

Bollinger Bands sau cú giảm mạnh, thì đang đi ngang.

GBPJPY tháng 05-2022: Bollinger Bands báo hiệu Sideway

Cả ba Band của Bollinger Bands đang chỉ thẳng vào góc 3 giờ của biểu đồ kỹ thuật. Điểm đáng chú ý là Bandwidth không hề giảm cho thấy khả năng sẽ có đợt tạo M-Top để rồi sụt giảm tối thiệu là về Band dưới. Với vùng Sideway này, Band trên (164.40) và band dưới (159.46) sẽ đóng vai trò là Kháng cự và hỗ trợ tạm thời.

MACD dưới ngưỡng 0 sau khi phân kỳ

MACD nhanh và chậm đều báo hiệu phân kỳ giảm trước đó ép GBPJPY có một đợt điều chỉnh khá mạnh mẽ từ 168.41 về 159.65

GBPJPY tháng 05-2022: MACD phân kỳ

Hiện tại MACD Line và MACD Signal đều nằm dưới ngưỡng 0 và áp lực bán dường như vẫn còn giữ nguyên. Mặc dù Buy Signal xuất hiện nhưng với hình thái hiện tại của thị trường, Tôi cho rằng GBPJPY sẽ tiếp tục bị bán nếu MACD Line và Signal cùng chạm ngưỡng 0.

Một điểm đáng chú ý đó là cả RSI và Stochastic đều có nguy cơ báo hiệu Overbought ở vùng Fibo 61.8% – 78.6% và có khả năng đó sẽ là Đỉnh vai phải của Mô hình.

Chiến lược giao dịch

Với các dấu hiệu này, Tôi kỳ vọng GBPJY sẽ hình thành Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận với Vai phải ở vùng Fibo 61.8% – 78.6% để có một đợt điều chỉnh.

Tôi chưa biết sự kiện nào sẽ giúp GBPJPY có thể đi đúng như phân tích kỹ thuật, nhưng Tôi thường không dám đi ngược lại những mô hình lớn này.

Chiến lược giao dịch kỳ Vọng Tôi sẽ chờ Bán GBPJPY ở 165.42 với mục tiêu 160.60.

Xem thêm tại tohaitrieu.net

[ad_2]

Source link

GBP/USD: Bảng dự toán ngân sách chính phủ Anh gây sức ép lên GBP/USD

[ad_1]

Đồng Bảng Anh biến động nhẹ trong hai ngày giao dịch liên tiếp. Chỉ số BXY – British Pound Currrncy Index (chỉ số đo lường sức mạnh đồng Bảng Anh) dao động quanh mức 139.0 – 139.6 trong phiên giao dịch Châu Á.

Đồng Bảng Anh giao dịch ở khối lượng thấp trong hai phiên giao dịch đầu tuần cho thấy tâm lý “án binh bất động”. Mọi sự chú ý của giới đầu tư đồng Bảng Anh đổ dồn về thông tin “Annual Budget Release” – Bản dự toán ngân sách hàng năm của chính phủ Anh. Đây là thông tin quan trọng quyết định phương án chi/thu của chính phủ trong vòng một năm tới là cân đối (chi tiêu = thu nhập), thâm hụt (chi tiêu > thu nhập) hay thặng dư (chi tiêu

Đối với tình hình xã hội, nước Anh đang đi đầu trong việc tiêm văc-xin trong nhóm các nước Liên minh Châu Âu EU, số ca nhiễm Covid-19 giảm đi kèm với thông tin nới lỏng phong tỏa trên toàn quốc. Những hành động mà nước Anh đang nỗ lực làm để phục hồi nền kinh tế được giới chuyên gia đánh giá hiệu quả hơn so với những quốc gia láng giềng trong nhóm nước EU đặc biệt là những nước vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động kép giảm phát-dịch bệnh như Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Ý.

Phân tích Xu hướng

Trên biểu đồ Ngày, sau một tuần tăng mạnh, bước vào xu hướng giảm mạnh từ mức 1.4240 về mức 1.3855. Đây là nhịp điều chỉnh kỹ thuật sau một bước sóng tăng mạnh trong tháng 2. Tuy nhiên, xu hướng Tăng vẫn là chủ đạo của GBP/USD về dài hạn. Bước sóng giảm của GBP/USD trong tuần này dự kiến tiếp tục giảm về mức 1.3508.
Trên biểu đồ 4 giờ, sau khi đã phá vỡ xu hướng tăng (được hình thành từ tháng 1/2021), GBP/USD đang bước vào giai đoạn điều chỉnh (giai đoạn 2) của quá trình phá vỡ và đi xuống, nếu lần điều chỉnh này thành công, chắc chắn phe Gấu sẽ chiếm ưu thế trong tuần này.

Phân tích Kháng cự/Hỗ trợ

  • Các mức kháng cự 1.408 và 1.420
  • Các mức hỗ trợ 1.385 và 1.373

Trung bình động MA

Trên biểu đồ Ngày, 2 đường trung bình EMA20/SMA50 mở rộng khoảng cách so với đường trung bình SMA200. Về mặt dài hạn, xu hướng tăng vẫn thống trị GBP/USD.

Trên biểu đồ 4 Giờ, đường trung bình EMA20 cắt đường trung bình SMA50 và tạo tín hiệu đảo chiều của xu hướng giảm. Tuy nhiên, cả 2 đường trung bình EMA20/SMA50 vẫn đang cắt đường trung bình SMA200 và đi lên, tạo khoảng cách khá xa. Đường trung bình SMA200 đóng vai trò đường hỗ trợ động trong biểu đồ này.

Trên biểu đồ 1 Giờ, xu hướng giảm xuất hiện rõ ràng dành cho nhà đầu tư phe gấu. Cả 2 đường trung bình EMA20/SMA50 có xu hướng đi xuống mạnh, thể hiện cho một lực bán lớn GBP/USD về mặt trung hạn và ngắn hạn. Tôi khuyến nghị xu hướng giao dịch chủ đạo trong tuần này là xu hướng bán và giữ nguyên quan điểm GBP/USD vẫn tăng dài hạn trong tháng 3 nói riêng và 2 quý đầu năm 2021 nói chung.

————————————————————————————————————–
*Chú thích:
Đường EMA 20 là đường màu xanh trên biểu đồ.
Đường SMA 50 là đường màu đen trên biểu đồ.
Đường SMA 200 là đường màu đỏ trên biểu đồ.



[ad_2]

Source link

Số liệu PMI suy yếu sẽ gây sức ép lên thị trường chứng khoán châu Âu

[ad_1]

Ở mức 47.5, chỉ số PMI tổng hợp của khu vực đồng Euro ghi nhận tháng thu hẹp thứ 3 liên tiếp.

Các điểm đáng lưu ý:

  • Việc làm: việc làm trên toàn khu vực đồng Euro đã giảm trong tháng thứ 11 liên tiếp; Số lượng việc làm của Đức tăng nhẹ trong tháng 1; Số việc làm của Pháp tăng lần đầu tiên sau gần một năm.
  • Đơn đặt hàng mới: lĩnh vực dịch vụ chứng kiến sản lượng giảm với tốc độ nhanh thứ hai kể từ tháng 5, trong khi tốc độ tăng trưởng sản lượng của nhà máy suy yếu xuống mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu đà phục hồi. Suy thoái liên tục trong lĩnh vực dịch vụ ở Đức nhìn chung được bù đắp bởi sự tăng trưởng (mặc dù chậm hơn) trong các đơn đặt hàng sản xuất. Sự sụt giảm trong lĩnh vực kinh doanh mới của Pháp còn tồi tệ hơn so với tháng 12, trong bối cảnh nhu cầu trong và ngoài nước giảm
  • Kỳ vọng: kỳ vọng kinh doanh trong khu vực đồng Euro về sản lượng trong 12 tháng tới đã giảm so với tháng 12. Sự lạc quan ở Đức là cao nhất trong gần 3 năm. Các công ty Pháp vẫn lạc quan, mặc dù ít hơn so với tháng 12.

Các nhà lãnh đạo châu Âu cảnh báo rằng lục địa này sẽ tiếp tục bị phong tỏa lâu hơn và có khả năng nghiêm ngặt hơn, không rõ ràng về thời điểm các hạn chế sẽ được dỡ bỏ. Tình trạng khẩn cấp về đại dịch sức khỏe ở châu Âu đang tỏ ra là một thách thức lớn, và thiệt hại kinh tế là do suy thoái kép đang trở thành kịch bản không thể tránh khỏi đối với ECB. Sự lạc quan của các doanh nghiệp châu Âu sẽ càng được kiểm chứng, đặc biệt là với sự chậm chạp của việc triển khai vắc-xin.



[ad_2]

Source link