Chiến lược tiếp theo nào cho các nhà giao dịch vàng?

[ad_1]

giảm mạnh xuống quanh 105,50 khi dự kiến Ngân hàng Trung ương Mỹ sẽ giữ nguyên lãi suất trong khoảng 5,25-5,50% tại cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 11. Theo công cụ CME Fedwatch, các nhà giao dịch nhận thấy Fed giữ lãi suất không đổi ở mức 5,25-5,50% gần như chắc chắn. Khả năng tăng lãi suất thêm một lần nữa trong bất kỳ cuộc họp nào trong hai cuộc họp chính sách tiền tệ còn lại vào năm 2023 vẫn ở mức khoảng 24%.

Về triển vọng lãi suất, ông Powell nói rằng việc thắt chặt chính sách hơn nữa sẽ phụ thuộc phần lớn vào các chỉ số kinh tế, triển vọng phát triển và căng thẳng địa chính trị. Các sự kiện chính tại Mỹ trong tuần này: – PMI sản xuất / dịch vụ flash (Thứ ba).

  • Đơn xin thế chấp MBA, Chủ tịch Powell Phát Biểu (Thứ Tư).
  • Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Đơn đặt hàng lâu bền, Cán cân thương mại hàng hóa (Thứ năm).
  • PCE, PCE cốt lõi, Thu nhập cá nhân, Chi tiêu cá nhân, Tâm lý người tiêu dùng Michigan (Thứ Sáu)

Nhìn Chung, hiện tại đang giao dịch dưới mốc $1,980.00 sau khi quay đầu đảo chiều từ mốc $1,995.00 trong tuần trước và chưa có tín hiệu cụ thể trong ngắn hạn. Liệu trong tuần này, chiến lược nào sẽ phù hợp cho các nhà đầu tư Vàng? Câu trả lời về chiến lược giao dịch trong tuần này sẽ được trình bày cụ thể trong video dưới đây:

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 8/8-Phiên giao dịch trầm lắng

[ad_1]

Phân tích Vàng 8/8 – thế giới đã chịu áp lực suy giảm vào ngày hôm qua về gần 1930 trước bối cảnh thị trường lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục thắt chặt chính sách. Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố, dự kiến vàng có phiên giao dịch trầm lắng – Thị trường cần thêm những chất xúc tác mới trong tuần như CPI và PPI.

Trước đó vào thứ 6 tuần trước thì Hoa Kỳ công bố bảng lương Nonfarm cho thấy Nhu cầu về người lao động đang chậm lại do nền kinh tế Hoa Kỳ tạo ra ít việc làm hơn dự kiến ​​trong tháng 7 và dữ liệu cho tháng 5 và tháng 6 đã được điều chỉnh giảm. Nhưng tăng trưởng tiền lương vững chắc và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 3,5 điểm phần trăm cho các điều kiện thị trường lao động thắt chặt liên tục. Dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ công bố vào thứ 5 (10/8) sẽ là tâm điểm đánh giá liệu có cần tăng thêm lãi suất để kiềm chế lạm phát hay không. Tỷ lệ lạm phát cơ bản hàng năm trong tháng 7 dự kiến ​​​​sẽ đạt mức thấp mới là 4,7% kể từ tháng 10 năm 2021.

Trong bài phát biểu chuẩn bị cho một sự kiện “Fed Listens” ở Atlanta, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Michelle Bowman nói rằng có thể sẽ cần tăng thêm lãi suất để giảm lạm phát trở lại mục tiêu, theo Reuters. Bowman giải thích rằng khi đưa ra quyết định, bà sẽ tìm kiếm bằng chứng cho thấy lạm phát đang đi xuống “nhất quán và có ý nghĩa”. Bà lưu ý thêm rằng lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với mức 2%, trong khi các điều kiện thị trường lao động vẫn thắt chặt.

Tóm lại: Vàng chịu áp lực suy giảm vào hôm qua mặc dù trước đó bảng lương Nonfarm công bố không được như kỳ vọng, nhưng thu nhập trung bình theo giờ và tỷ lệ thất nghiệp thì lại hỗ trợ đồng USD. Thêm nữa phát biểu của Bowman cho thấy rằng “FED cần tăng thêm lãi suất để giảm lạm phát trở lại mục tiêu” Điều này đã gây áp lực lên vàng. Và Tuần này, tâm điểm sẽ là vấn đề lạm phát khi Mỹ sẽ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7. Chỉ số này được dự đoán đạt mức 3,3% qua từng năm, trong khi chỉ số cơ bản hàng năm dự kiến đạt mức 4,7%, giảm nhẹ so với mức 4,8% trước đó. Trong tháng, lạm phát dự kiến tăng 0,2%. Nếu các số liệu thực tế công bố cao hơn kỳ vọng của thị trường thì vàng tiếp tục chịu áp lực giảm, ngược lại nếu các dữ liệu công bố yếu hơn kỳ vọng thì vàng được hỗ trợ tăng.

Về góc kỹ thuật

Vàng đã chịu áp lực suy giảm vào hôm qua nhưng chưa phá vỡ được vùng hỗ trợ vững chắc ở quanh 1930-1932. Trong ngày dự kiến vàng di chuyển trong biên 1930-1945.

Chiến lược tham khảo : Vàng 8/8- Mua quanh 1932, Stop 1927, TP 1940-1945.

Vàng 8/8-Di chuyển trong biên hẹp

Vàng 8/8-Di chuyển trong biên hẹp

Cập nhật chi tiết: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Chiến lược giao dịch cho tuần đầu tiên của tháng 8

[ad_1]

đang dao động quanh mức 101,90 sau khi bắt đầu tuần mới với động thái tăng nhẹ trước dữ liệu việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào thứ 6 tuần này. Các nhà giao dịch cũng nên chú ý tới của Trung Quốc trong tháng 7 để có các định hướng giao dịch tiếp theo. Ngoài ra, Rủi ro suy thoái, mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như rủi ro địa chính trị đang hạn chế sự lạc quan của một số các loại tài sản trong thời gian gần đây.

Không chỉ phân tích trên các chỉ số cơ bản, chúng tôi cũng sẽ trình bày về xu hướng đầu tư và chiến lược đầu tư ở các loại tài sản như: Vàng, Dầu, Forex, Chứng Khoán và Coin dưới góc nhìn kỹ thuật, tiếp theo đó sẽ là chiến lược giao dịch thực chiến đi kèm với quản lý rủi ro trên tài khoản trong tuần này. Nhìn Chung, Các loại tài sản trên thị trường đang trở nên ít biến động hơn trong tháng 7 vừa qua khi số liệu tăng trưởng của 4 loại tài sản như: Vàng, Trái Phiếu, Đô La, S&P500 chỉ dao động dưới mức 1%. Liệu ngay thời điểm này có thích hợp để giao dịch với bất kì loại tài sản nào? Câu trả lời sẽ được trình bày cụ thể trong video dưới đây:

[ad_2]

Source link

Những mốc quan trọng cần lưu ý khi giao dịch vàng trong tuần 13/03-17/03

[ad_1]

Phân tích cơ bản:

Giới đầu tư có tâm lý lo ngại từ vụ ngân hàng Silicon Valley Bank phá sản hôm 10/3/2023 có thể khiến vàng và một số kim loại quý tiếp tục đi lên trong ngắn hạn. Sự sụp đổ của SVB tạo ra động lực tăng giá mới trên thị trường vàng Mặc dù vàng được biết đến như một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.

Thị trường vàng tuần qua, vào giao dịch cuối tuần có mức tăng mạnh bất ngờ do rủi ro tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Trong phiên giao dịch cuối của tuần, các nhà đầu tư đổ xô vào vàng sau sự sụp đổ của SVB.

Sự sụp đổ của SVB một phần do chính sách nâng lãi mạnh tay của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong năm qua. Khi lãi suất còn quanh 0%, các ngân hàng tích cực mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài, rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, giá trị số trái phiếu này giảm theo, khiến các ngân hàng phải gánh khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ.
Điều này lại đang tạo ra động lực tăng giá mới trên thị trường vàng trong khi đầu tuần giá vàng liên tục sụt giảm gây lo lắng cho nhà đầu tư. Cụ thể, giá vàng đã tăng vọt hơn 47 USD mỗi ounce, lên mức trên 1.872 USD/ounce và vẫn tiếp tục xu hướng tăng.

Phân tích kỹ thuật:

Khu vực 1810-1800 là vùng hỗ trợ khá là cứng bởi nó có hợp lưu giữ các đường MA và khu vực đáy cũ ở đây. Sau khi cây nến ngày thứ 6 đóng lại ở khu vực 1867 có vẻ đã tạo nên mô hình 2 đáy. Nhìn tương quan chúng ta có thể thấy quanh khu vực này là bộ nến đảo chiều tương đối là mạnh. Tiếp theo cây nến ngày thứ 6 là một cây nến nhấn chìm tăng với RSI đã vượt qua ngưỡng 50, vẫn còn dư địa cho những nhịp tăng tiếp đến. Và nhìn khung D có vẻ như giá vàng vẫn còn có một nhịp tăng lên nữa. Vậy nên chúng ta sẽ tìm một nhịp giá có thể hồi về để đặt một lệnh BUY.

Khi kẻ Fibo, ta thấy rằng khu vực Fibo 0.5 và 0.618 rơi vào vùng giá 1835-1840. Vì khu vực này tương đối xa nên chúng ta tiếp tục quan sát kỹ hơn ơ khung H4.

Ở trong khung thời gian h4, RSI đang nằm trong giai đoạn quá mua và giá RSI đang ở trong khu vực đỉnh cũ của RSI. Liệu rằng giá sẽ có nhịp điều chỉnh hay sẽ đi lên tiếp thì chúng ta sẽ cùng phân tích tiếp ở khung H1.

Đối với khung H1, RSI ở khung H1 đang nằm ở khu vực quá mua tương đối lâu. Ở đây chúng ta thấy giá đang hình thành mô hình tam giác tăng. Sau nhịp tăng này, giá đã có 1 đà tăng lên quá mạnh, và target đi lên sẽ còn cao hơn cán cờ ở dưới.

Để cho thuận với xu hướng tăng, chúng ta sẽ đợi giá có một nhịp điều chỉnh về khu vực 1853 hoặc khu vực 1840-1841 trong tuần tới. Sau khi giá về đến khu vực đó, chúng ta sẽ tính tiếp xu hướng giá tiếp theo của vàng. Sau nhịp tăng mạnh hôm thứ 6, xu hướng của vàng trở nên khó đoán hơn. Vậy nên điều chúng ta có thể làm là chờ giá vàng hồi về đến khu vực 1853 (hợp lưu giữa đáy gần nhất và dải MA như hình) và khu vực 1840 (hợp lưu giữa đường MA ở dưới và khu vực hỗ trợ trước đó tạo nên con sóng tăng này).

Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.

[ad_2]

Source link

Những mốc quan trọng cần lưu ý khi giao dịch vàng trong tuần 13/02-17/02

[ad_1]

Phân tích cơ bản:

Tính chung cả tuần, giá vàng giảm khoảng 0,01% – 0,4% trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng khá mạnh.

Tâm lý của những người tham gia thị trường vàng đã nhanh chóng trở nên bi quan khi giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp và kết thúc ở dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce.

Lạm phát toàn cầu hạ nhiệt và được đánh giá đang đi đúng lộ trình, theo kịch bản được các nhà hoạch định chính sách đặt ra được xem là cơ sở để các ngân hàng trung ương lớn như Fed, EU… thậm chí sớm bắt đầu lộ trình giảm lãi suất.

Phân tích kỹ thuật:

Nhìn vào đồ thị ở khung tuần (W), ở đây chúng ta thấy giá bắt đầu chững lại và đóng ở cây nến tuần đỏ như hình – đây chính là điểm sẽ có nhiều biến động giá tương đối lớn ở trong tuần tiếp theo (Hình 1). 

(Hình 1)

Khi kẻ Fibonanci từ đáy đến khu vực đỉnh trong thời gian gần nhất của khung W, thì những khu vực Fibo giá vàng có thể quay trở về điều chỉnh đó là khung vực 1789 & 1758 (Hình 2).

(Hình 2)

Quan sát tiếp ở khung D, ta có thể thấy ở khu vực 1789 đó là khu vực hợp lưu với cạnh dưới của mây Ichi và những đường MA này như trong hình vẽ. Và khu vực tiếp theo mà chúng ta cần lưu ý đó là khu vực 1831 – cạnh trên của đám mây Ichi. Sau khi vẽ trendline chúng ta có thể thấy giá vàng đã có những nhịp Retest lại phần cạnh dưới của đường trendline như hình (Hình 3).

(Hình 3)

Ở khung H4, giá vàng đang cố gắng tạo 1 phân kỳ tăng và đang dao động ở khu vực hỗ trợ .

Cây nến Spinning rút râu dường như chưa thể hiện rõ ràng xu hướng vậy nên những cây nến tiếp theo (đặc biệt cây nến của ngày thứ 2) là một trong những cây nến rất quan trọng xác nhận liệu rằng giá vàng có đảo chiều hay không.

Theo quan điểm cá nhân của mình, giá vàng sẽ có những nhịp điều chỉnh hồi lên những khu vực 1877-1892 và cao nhất là khu vực 1890. Sau đấy sẽ quay đầu về test lại trong khu vực 1832. (Hình 4)

(Hình 4)

Trong ngắn hạn ở phiên ngày thứ 2, hãy cùng phân tích ở khung M15. Đồ thị cho thấy giá vàng đang phản ứng trong mô hình tam giác (như hình vẽ) và các mây Ichi đang có dấu hiệu Sideway (Hình 5).

(Hình 5)

Tuy nhiên chúng ta có một dấu hiệu nhỏ để kì vọng giá có thể đi lên đó là việc giá sẽ phá qua trend giảm của tam giác và RSI đang cố gắng đẩy lên qua khu vực 50 ủng hộ cho những nhịp tăng. Nếu trong phiên mở đầu của tuần tới chúng ta thấy những cây nến xanh mà đóng dần lên thì những nhịp đó sẽ ủng hộ và xác nhận cho 1 xu hướng đi lên khá là rõ ràng, đặc biệt nó cần 1 cây nến H1 đóng trên những khu vực 1868-1870 và có thể xác nhận xu hướng tiếp theo của tuần tới (Hình 6).

(Hình 6)

Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 30/12-Ngày giao dịch cuối cùng năm 2022

[ad_1]

Phân tích Vàng 30/12– di chuyển trong biên 1804-1820 vào hôm qua khi không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Và những tin tức trái chiều về dịch bệnh ở Trung Quốc cũng khiến thị trường thận trọng. Hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng năm 2022 với vàng. Vàng liệu có đột phá?

Việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch đã hỗ trợ giá vàng tăng. Tuy nhiên, Các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về những tác động tiêu cực của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với nền kinh tế toàn cầu. Một số quốc gia, bao gồm Mỹ, Ý và Hàn Quốc, đã quyết định áp đặt các hạn chế đối với du khách đến từ Trung Quốc. Điều này cũng đã giới hạn đà tăng của vàng.

Nhưng triển vọng tăng giá với vàng vẫn khá tốt khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine ngày càng ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng họ sẽ không đàm phán với Ukraine dựa trên ‘công thức hòa bình’ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Trong khi đó, một số hãng tin đưa tin trước đó trong ngày rằng các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga đã gây ra các vụ nổ ở Kiev và Kharkiv.

Ngoài ra, nhu cầu mùa vụ và việc các ngân hàng trung ương đang mua vàng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1967, điều mà các nhà phân tích tin rằng một số quốc gia đang mong muốn đa dạng hóa dự trữ ngoại hối để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la. Điều này cũng hạn chế vàng giảm.

Tóm lại : Vàng vẫn có nhiều yếu tố hỗ trợ tăng như : Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch, Căng thẳng Nga-Ukraina ngày càng leo thang, Các ngân hàng trung ương đang đẩy nhanh tốc độ mua vàng để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la, FED cũng đang có dấu hiệu làm chậm quá trình tăng lãi suất… Do vậy canh mua vàng vẫn được ưu tiên.

Về góc kỹ thuật

Vàng vẫn đang di chuyển trong mô hình nêm tăng – Hiện đang di chuyển ổn định trên vùng hỗ trợ tâm lý 1800. Cho thấy giá vàng có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn.

Chiến lược tham khảo : Vàng 30/12 – Mua quanh 1812, Stop 1808, TP 1820-1830. ( Nếu bị dừng lỗ thì mua lại quanh 1800 – Update sau)

Vàng 30/12- Di chuyển trong mô hình nêm tăng

Vàng 30/12- Di chuyển trong mô hình nêm tăng

Nguồn: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Đồng USD suy yếu, liệu có cơ hội nào cho các nhà giao dịch?

[ad_1]

Thị trường ngoại hối những ngày cận lễ tết thường có xu hướng ít biến động. Mặc dù vậy, thị trường ngoại hối vẫn chưa bao giờ là hết hấp dẫn khi chúng ta nắm được những mấu chốt về xu hướng cũng như quản trị tốt về tâm lý giao dịch. Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân () cốt lõi của Hoa Kỳ, chủ yếu được gọi là thước đo lạm phát yêu thích của Fed công bố có ảnh hưởng đến thị trường như thế nào? Phương pháp giao dịch nào là hiệu quả đối với nhà đầu tư? Tỉ lệ rủi ro để quản lý danh mục của mình như thế nào là phù hợp? Tất cả sẽ được trình bày một cách cụ thể nhất trong video dưới đây.

[ad_2]

Source link

Giao dịch vàng tuần 05-09/12, BUY hay SELL?

[ad_1]

Phân tích cơ bản

Giá ổn định vào thứ Hai mặc dù dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ mạnh hơn dự kiến cho thấy khả năng tăng lãi suất nhiều hơn, trong khi tăng khi nhiều thành phố của Trung Quốc nới lỏng các biện pháp hạn chế chống COVID-19, làm tăng hy vọng mở cửa trở lại hoàn toàn.

Mặc dù bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ đã tăng nhiều hơn dự kiến vào tháng 11, nhưng các thị trường dường như đang đi theo thông điệp của Cục Dự trữ Liên bang rằng lãi suất sẽ tăng với tốc độ chậm hơn trong tháng tới.

Đồng đô la dường như cũng nhận được rất ít sự hỗ trợ từ dữ liệu việc làm và được giao dịch ở mức thấp nhất trong 5 tháng, trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc lơ lửng ở mức thấp nhất trong hơn hai tháng.

thỏi dự kiến sẽ phục hồi hơn nữa trong những tháng tới khi tốc độ tăng lãi suất của Fed chậm lại. Nhưng sự không chắc chắn về lạm phát của Hoa Kỳ, cũng như lãi suất cuối chu kỳ của Fed, vẫn được cho là sẽ thúc đẩy sự biến động trên thị trường.

Phân tích kỹ thuật

Bắt đầu với khung D1, chúng ta có thể thấy một con sóng tăng với lực đẩy tương đối mạnh, giá vàng đã phản ứng tại khu vực đỉnh cũ (1725.x) và đã có nhịp bật lên. Trong thời điểm hiện tại, giá vàng đang ở trong vùng kháng cự được tạo ra bởi những đáy cũ đỉnh cũ kết hợp với ngưỡng cản tâm lý 1810-1815 tương đối mạnh.

Ở khung D, chúng ta thấy giá đã đến gần vùng kháng cự như trong hình 1, tuy nhiên giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Điều kiện để mà có thể làm cho giá vàng giảm nữa là RSI phân kỳ ở vùng quá mua sau 1 hoặc 2 nhịp tăng tiếp theo. Tuy nhiên, đà tăng này của giá vàng vẫn còn đang rất mạnh và những đường MA vẫn đang ủng hộ rất rõ ràng trong xu hướng lên.

Ở khung H4, giá vàng đã quay trở lại ở mức giá trước thời điểm có tin Nonfarm. Khi quan sát ở khung M15, chúng ta sẽ có những vùng hỗ trợ như trong hình 3. Để giá vàng giảm thì vàng phải phá qua 3 vùng hỗ trợ trên.

Những thông tin cần lưu ý:

  1. Giá vàng đang trong 1 xu hướng tăng tương đối mạnh và rõ rệt khi mà giá vàng chạm vùng kháng cự 1815-1810 và vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại.
  2. Nếu các bạn đang kẹt sell thì cần lưu ý các mốc như tại khu vực 1797 – Đây là vùng hỗ trợ trong khung thời gian M15. Khi giá phá qua vùng này rất có thể sẽ tạo mô hình vai đầu vai trong khung M15 sau đó sẽ tiếp tục giảm đến khu vực 1780-1779 – đây sẽ là vùng hỗ trợ tương đối mạnh.
  3. Sau khi về 1780 thì chúng ta sẽ cần phải xem xét thêm các điều kiện, tin tức hay những chỉ báo khác nữa.
  4. Ngoài ra, khu vực 1810-1815 là một khu vực tương đối chắc, nếu như các bạn định Stop Loss lệnh sell tại khu vực này thì mình nghĩ các bạn nên nới Stop loss đến khu vực 1820-1823 thì sẽ an toàn hơn.

Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé. Mọi người có thể tham khảo thêm những nhận định về thị trường Vàng, Dầu & Crypto (28/11 – 02/12) tại kênh dưới đây:

[ad_2]

Source link

Giao dịch vàng như thế nào trong 2 ngày cuối tuần từ 20-10

[ad_1]

rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 3 tuần qua. 

Sau các phát ngôn từ quan chức FED về việc có thể phải tăng lãi suất lần thứ tư trong năm nay để đối phó với lạm phát vào hôm qua, giá vàng đã rơi một mạch từ phiên Á tới phiên Mỹ.

Giá vàng hiện đã gần chạm mức đáy của ngày 26/9, sau khi FED nâng lãi suất lần thứ ba.

Theo phân tích kỹ thuật, hiện giá vàng đã gần chạm đường cản dưới của kênh giá giảm ngắn hạn và có thể sẽ bật lên, tuy nhiên áp lực giảm giá còn mạnh, anh em trader cần lưu ý.

Đề nghị giao dịch. Chúng ta nên chờ mua tại vùng giá 1621-1623, chốt lời tại 1640. Chờ bán tại vùng giá 1640-1642. Đây là vùng hợp lưu của key level cũ, fibonacci 0.618 và là cản trên của kênh giá giảm hiện tại.

Dự kiến giá sẽ tiếp tục xu hướng giảm, do áp lực tăng lãi suất từ chính phủ Mỹ.

[ad_2]

Source link