USD hồi phục trước các dữ liệu kinh tế quan trọng

[ad_1]

vẫn duy trì sự lạc quan được thấy vào đầu tuần và tăng lên 103,80 vào thứ Ba và tập trung vào các dữ liệu quan trọng. Sự suy đoán vẫn tiếp tục tăng về việc giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào một thời điểm nào đó trong mùa xuân năm 2024. Nhìn chung, đồng đô la dường như đang bị áp lực do suy đoán gia tăng về khả năng cắt giảm lãi suất và sự nguội dần của thị trường lao động. Các sự kiện quan trọng ở Mỹ trong tuần này:

  • PMI dịch vụ toàn cầu, ISM SERVICES PMI (thứ Ba)
  • Đơn xin thế chấp MBA, Thay đổi việc làm ADP, Cán cân thương mại (Thứ Tư)
  • PCE, PCE cốt lõi, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, Hàng tồn kho bán buôn, Thay đổi tín dụng tiêu dùng (thứ Năm)
  • Bảng lương phi nông nghiệp, Tỷ lệ thất nghiệp, Tâm lý người tiêu dùng Michigan chớp nhoáng (thứ Sáu)

Nhìn Chung, hiện tại đang biến động khá mạnh kể từ đầu tuần sau khi lập đỉnh mới của lịch sử ở mốc $2,143.00 và điều chỉnh về dưới $2,040.00 sau khi USD hồi phục. Liệu kịch bản để giao dịch tiếp theo với Vàng và USD sẽ là gì? Câu trả lời về chiến lược giao dịch trong tuần này sẽ được trình bày cụ thể trong video dưới đây:

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 9/10-Xung đột quân sự Palestine-Israel hỗ trợ giá vàng

[ad_1]

Phân tích Vàng 9/10– thế giới đã có “KHOẢNG GAP TĂNG” vào sáng nay và đã từng tăng đạt mức cao gần 1855 khi cuối tuần qua vào thứ 7 thì xung đột quân sự Palestine-Israel đã nổ ra. Điều này đã hỗ trợ giá vàng với vai trò trú ẩn an toàn khi căng thẳng địa chính trị leo thang.

Căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông đang khiến thị trường lo sợ, khi họ tìm kiếm sự an toàn ở những nơi trú ẩn an toàn truyền thống như giá Vàng. Những rủi ro địa chính trị mới lại xuất hiện sau khi nhóm chiến binh Hamas ở Gaza, Palestine, tấn công quân sự vào các thị trấn của Israel trong một động thái chưa từng có. Đáp lại, Israel đã tiến hành các cuộc không kích vào Gaza và tuyên chiến với vùng đất Gaza của Palestine vào Cuối tuần qua.

Các nhà đầu tư cân nhắc rủi ro của một cuộc xung đột địa chính trị toàn diện ở Trung Đông, có thể gây ra một đợt phục hồi mới của giá Dầu, khiến các ngân hàng trung ương và các nền kinh tế lớn phải vật lộn với xu hướng lạm phát mới. Căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng kinh tế toàn cầu.

Hôm nay không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Thị trường sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến xung đột quân sự Palestine-Israel. Còn về dữ liệu kinh tế quan trọng trong tuần này thì thị trường đang “chờ đợi” báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ. Dữ liệu lạm phát tuần này có thể gây ra các tác động mạnh cho giá vàng. Dữ liệu lạm phát cho thấy tốc độ lạm phát đang chậm lại và bị thu hẹp có thể làm tăng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ hoàn tất việc tăng lãi suất điều này có thể hỗ trợ giá vàng. Trong trường hợp khác, nếu lạm phát vẫn cứng đầu và có dấu hiệu quay trở lại thì đây sẽ là tín hiệu tiêu cực cho giá vàng.

Tóm lại: Cuối tuần qua thì Xung đột quân sự Palestine-Israel đã nổ ra. Điều này đã hỗ trợ tích cực cho vàng. Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng công bố, do vậy thị trường sẽ tập trung vào những diễn biến xung đột quân sự Palestine-Israel.

Về góc kỹ thuật

Vàng đã bật tăng ở gần biên dưới của kênh giá giảm vào cuối tuần trước. Sau khi giảm về 1810 thì vàng đã có nhịp tăng lên gần 1855 vào sáng sớm hôm nay. Và hiện đang điều chỉnh giảm nhẹ.

Vàng đã tạo “KHOẢNG GAP TĂNG” vào sáng sớm nay. Nếu vàng có sự suy giảm về lấp khoảng GAP này thì có thể canh mua với vàng.

Biên độ dự kiến với vàng trong ngày : 1830-1860.

Chiến lược tham khảo : Vàng 9/10 Phiên Á : Mua quanh 1842, Stop 1837, TP 1850-1860. (Nếu bị dừng lỗ thì canh mua lại quanh 1832, Stop 1827, TP 1850)

Vàng 9/10-Hỗ trợ tăng

Vàng 9/10-Hỗ trợ tăng

Cập nhật chi tiết: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 14/9 – Hàng loạt dữ liệu kinh tế quan trọng chờ công bố

[ad_1]

Phân tích Vàng 14/9 – Vàng thế giới di chuyển trong biên 1905-1915 vào hôm qua với chiều hướng suy giảm do Hoa Kỳ công bố dữ liệu CPI cho thấy lạm phát vẫn đang cao. Điều này khiến thị trường tiếp tục kỳ vọng FED có khả năng vẫn thêm một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay. Hôm nay Hoa Kỳ tiếp tục công bố hàng loạt dữ liệu kinh tế quan trọng vào 19:30 như PPI, Doanh số bán lẻ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp…. Dự kiến sẽ có ảnh hưởng mạnh đến giá vàng.

Thông tin chung Lạm phát ở Mỹ tăng 0,6% so với tháng trước như mong đợi (cao nhất kể từ tháng 6 năm 2022) với con số so với cùng kỳ tăng từ 3,2% lên 3,7% (so với dự kiến ​​là 3,6%). Sự gia tăng này là do giá xăng tăng 10,6% so với tháng trước. CPI lõi tăng 0,3% so với tháng trước (so với dự kiến ​​là 0,2%) với số liệu theo năm giảm xuống 4,3% từ 4,7%. Giá dịch vụ cốt lõi không bao gồm tiền thuê nhà, cái gọi là lạm phát siêu lõi của Fed, đã tăng lên 0,38% M/M với sự sụt giảm trong con số hàng năm hầu như ổn định ở mức trên 4% trong tháng thứ ba liên tiếp.

Thông tin chi tiết cho thấy bất ngờ tăng giá lớn nhất đến từ dịch vụ vận tải. Mặt khác, giá ô tô và xe tải đã qua sử dụng lại giảm lần thứ ba liên tiếp (-1,2% M/M) Nhìn chung, số liệu CPI sẽ không làm thay đổi kết quả cuộc họp FOMC vào tuần tới (giữ nguyên lãi suất) mặc dù họ vẫn tiếp tục tranh luận về đợt tăng lãi suất khác vào tháng 11 và tháng 12.

Hôm nay Hoa Kỳ công bố hàng loạt dữ liệu kinh tế quan trọng khác như : Dữ liệu PPI, core PPI, doanh số bán lẻ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp… Nếu dữ liệu PPI và doanh số bán lẻ thực tế công bố vào tối nay tiếp tục vượt kỳ vọng thì vàng sẽ chịu áp lực giảm. Ngược lại, nếu dữ liệu công bố kém hơn kỳ vọng thì vàng có thể có sự phục hồi nhỏ nhưng sau đó vẫn chịu áp lực giảm trở lại.

Tóm lại: Vàng đã chịu áp lực suy giảm nhỏ vào ngày hôm qua sau khi Dữ liệu CPI Hoa Kỳ công bố cho thấy lạm phát vẫn cao so với mục tiêu 2% của FED. Mặc dù điều này không làm thay đổi kỳ vọng của FED trong tuần tới (giữ nguyên lãi suất) nhưng có thể khiến FED tiếp tục tăng lãi suất một lần nữa trong năm vào tháng 11 hoặc tháng 12 nếu dữ liệu kinh tế tiếp tục vượt kỳ vọng. Hôm nay hàng loạt dữ liệu kinh tế quan trọng khác từ Hoa Kỳ sẽ được công bố sẽ có ảnh hưởng mạnh đến biến động của giá vàng nhà đầu tư cần lưu ý.

Về góc kỹ thuật

Vàng sau khi phá vỡ vùng tích lũy 1915-1930 thì hôm qua có nhịp kiểm tra lại vùng bị phá vỡ ở quanh 1915 và suy giảm trở lại. Hiện vàng đang tích lũy trong mẫu hình nến “Inside bar” với biên độ cây nến mẹ là 1905-1915. Việc vàng phá vỡ theo hướng nào của mô hình có thể thúc đẩy vàng di chuyển theo chiều hướng phá. Điều đó có nghĩa là nếu vàng giảm xuống dưới 1905 thì có thể mở rộng đà giảm về 1895-1890. Ngược lại, nếu vàng tăng vượt lên trên vùng 1915-1917 thì có thể mở rộng đà tăng lên 1925.

Với việc vàng có dấu hiệu phá vỡ 2 mô hình quan trọng là “Lá cờ” của mô hình cờ giảm. Và đường cổ neckline của mô hình vai đầu vai ở quanh 1915 thì canh bán vàng hiện vẫn đang là sự lựa chọn tốt.

Chiến lược tham khảo: Vàng 14/9- Bán quanh 1914, Stop 1919, TP 1900-1890.

Vàng 14/9-Chiều hướng suy giảm

Vàng 14/9-Chiều hướng suy giảm

Nguồn: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 24/7-Nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng

[ad_1]

Phân tích Vàng 24/7– Vàng thế giới có sự sụt giảm vào cuối tuần trước về quanh 1956 khi thị trường “tiêu hóa” tin tức FED sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần này. Tuần này thì có rất nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố, nhưng nhà đầu tư sẽ chú ý nhiều hơn đến cuộc họp chính sách của FED vào 26/7 tới.

Thị trường hầu như đã “tiêu hóa” xong kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào 26/7 tới. Việc Fed sẽ tăng thêm 25bps trong tuần này là không có gì bất ngờ bởi trước đó nó đã được thị trường định giá và phản ứng đầy đủ, vì vậy vấn đề nan giải là liệu Fed tăng lãi suất thêm nữa sau khi tăng 25 điểm cơ bản vào 26/7 và khẳng định rằng họ có thể cần phải tăng lãi suất một hoặc nhiều lần hay không, hay liệu họ nghiêng nhiều hơn về lập trường phụ thuộc vào dữ liệu.

Nếu cuộc họp FOMC sắp tới cho thấy mức tăng thêm 25bps ở kỳ này đưa lãi suất lên khoảng 5,25% – 5,50% là mức đỉnh lãi suất thì vàng sẽ nhận hỗ trợ để tiếp tục tăng giá trở lại. Ngược lại, nếu Fed tiếp tục phát đi những thông điệp “Diều hâu” hơn nữa thì vàng sẽ chịu áp lực bán nhanh chóng.

Trước đó, thị trường việc làm của Hoa Kỳ đã cho thấy khả năng phục hồi, nhưng hầu hết các dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ không ủng hộ việc Fed tăng lãi suất thêm sau tháng 7, do đó những gì mà chủ tịch J.Powell phát biểu trong cuộc họp báo ngay sau phiên họp FOMC mới chính là chìa khoá cho việc FED sẽ tiếp tục duy trì cuộc đua lãi suất để giảm lạm phát hay sẽ chuyển sang trạng thái giữ và giảm lãi suất.

Tóm lại : Trong tuần này có rất nhiều các dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Nhưng thị trường sẽ chú ý nhiều hơn đến cuộc họp của FED vào 26/7 tới. Hiện thị trường đã “tiêu hóa” kỳ vọng FED tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào 26/7 tới mức cao nhất trong 22 năm. Sau đó, Powell sẽ tổ chức một cuộc họp báo về chính sách tiền tệ. Nếu FED tiếp tục lập trường “diều hâu” khi cho rằng cần tiếp tục tăng lãi suất trong tương lai thì vàng sẽ chịu áp lực giảm. Ngược lại, nếu FED cho rằng lần tăng lãi suất vào 26/7 là lần tăng cuối thì vàng được hỗ trợ tăng.

Hôm nay thị trường chờ đợi dữ liệu PMI Sản xuất và dịch vụ được công bố vào 20:45. Hiện dữ liệu đang được dự báo xấu cho USD, hỗ trợ cho vàng. Tuy nhiên, trước cuộc họp của FED sắp tới thì các dữ liệu kinh tế này dự kiến sẽ không gây nhiều biến động bất ngờ trên thị trường.

Về góc kỹ thuật

Vàng sau khi tăng lên vùng đỉnh tạm thời ở 1987 thì đã chịu áp lực giảm trở lại về 1956 vào cuối tuần trước. Vàng có thể có nhịp giảm về kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh 1954-1956 và có khả năng đi ngang tích lũy trong vùng biên 1954-1970.

Chiến lược tham khảo : Vàng 24/7 – Mua quanh 1954, Stop 1949, TP 1970. Hoặc bán quanh 1970, Stop 1975, TP 1960.

Vàng 24/7-Vàng đi ngang tích lũy

Vàng 24/7-Vàng đi ngang tích lũy

Cập nhật chi tiết: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 29/6-Nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng

[ad_1]

Phân tích Vàng 29/6 – chịu áp lực suy giảm về gần vùng hỗ trợ tâm lý 1900 vào hôm qua trước khi hồi phục tăng trở lại. Các dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ trước đó vẫn tốt hơn kỳ vọng và FED vẫn “diều hâu” khi cho rằng có nhiều đợt tăng lãi suất trong tương lai khi mà thị trường lao động thắt chặt. Hôm nay có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng công bố như : GDP, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp…

Đà tăng phục hồi của vàng sau khi giảm về gần 1900 có phần hạn chế do giá vàng sẽ vẫn chịu ảnh hưởng bởi những nhận xét “diều hâu” của Powell. Trước đó, Powell nói rằng vẫn sẽ có hai đợt tăng lãi suất trong năm nay. Ngoài ra, dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây đã mạnh mẽ trở lại cũng gây áp lực giảm lên giá vàng.

Hôm nay có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố như : dữ liệu GDP, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, doanh số nhà chờ bán…. Bên cạnh đó bài phát biểu của chủ tịch FED Powell vào lúc 13:30 tại Hội nghị lần thứ tư về Ổn định Tài chính do Ngân hàng Tây Ban Nha tổ chức tại Madrid cũng được nhà đầu tư quan tâm.

Tóm lại : Vàng có sự phục hồi tăng sau khi giảm về gần 1900. Tuy nhiên, đà tăng của vàng có thể sẽ gặp nhiều kháng cự do các dữ liệu kinh tế gần đây từ Hoa Kỳ tốt hơn kỳ vọng và FED vẫn “diều hâu” khi cho rằng có nhiều đợt tăng lãi suất trong tương lai để kiềm chế lạm phát. Hôm nay có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng công bố, nếu dữ liệu tiếp tục tốt hơn kỳ vọng thì vàng đối mặt với áp lực giảm và có khả năng phá vỡ 1900.

Về góc kỹ thuật

Vàng vẫn đang di chuyển trong kênh giá giảm. Nhìn hẹp hơn thì đang di chuyển trong mô hình nêm giảm. Hôm qua sau khi gần chạm vào biên dưới của mô hình nêm ở gần 1900 thì vàng có sự phục hồi tăng.

Tuy nhiên nếu vàng có tăng lên vùng 1913-1915 trong phiên Á có thể tiếp tục canh bán trở lại vàng.

Chiến lược tham khảo : Vàng 29/6- Bán quanh 1915, Stop 1920, TP 1900. (Nếu bị dừng lỗ thì bán lại quanh 1922, Stop 1927, TP 1900).

Vàng 29/6- Mô hình nêm giảm

Vàng 29/6- Mô hình nêm giảm

Chi tiết cập nhật: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 1/6-Nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng

[ad_1]

Phân tích Vàng 1/6 – tiếp tục có ngày tăng tốt vào hôm qua bất chấp dữ liệu vị trí tuyển dụng JOLTs của Hoa Kỳ trong tháng 4 tốt hơn kỳ vọng. Vàng được hỗ trợ tăng tốt khi kỳ vọng FED tăng lãi suất vào tháng 6 giảm mạnh sau khi Thống đốc FED Jefferson hôm thứ Tư đã gợi ý rằng Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo. Hôm nay có khá nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng công bố như : Bảng lương ADP, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, PMI Sản xuất…
Hôm qua Hoa Kỳ công bố dữ liệu Vị trí tuyển dụng của Hoa Kỳ bất ngờ tăng trong tháng 4, chấm dứt ba tháng giảm liên tiếp. Vị trí tuyển dụng của JOLT tại Hoa Kỳ đã tăng lên 10,103 triệu trong tháng 4 từ 9,745 triệu trong tháng 3, phá vỡ xu hướng giảm dự kiến. Điều đó cho thấy sức mạnh tiếp tục trên thị trường lao động và có thể buộc Fed tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Sáu. Ngay sau khi dữ liệu công bố thì vàng đã có nhịp giảm mạnh hơn 10$.

Tuy nhiên, sau đó vàng đã tăng trở lại sau phát biểu của Thống đốc FED Jefferson hôm thứ Tư đã gợi ý rằng Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo, nhưng chỉ ra rằng quyết định như vậy không nhất thiết có nghĩa là Fed đã hoàn thành việc tăng lãi suất. Sau khi nhận định được đưa ra, xác suất tăng lãi suất vào tháng 6 giảm mạnh xuống còn 26.4% trước đó xác suất tăng lãi suất là 66.6%.

Thống đốc FED Jefferson nói “Tôi nghĩ chúng ta có thể bỏ qua việc tăng lãi suất, đó sẽ là bỏ qua, thay vì tạm dừng tăng lãi suất. Tạm dừng tăng lãi suất có nghĩa là lãi suất có thể được giữ nguyên trong một thời gian, và tôi không biết nếu chúng ta đã sẵn sàng cho sự sẵn sàng đó. Nhận xét này đã mang lại niềm tin cho người mua vàng, mặc dù dữ liệu lao động của Hoa Kỳ trước đó cho thấy rằng nó vẫn còn rất nóng.

Hôm nay Hoa Kỳ công bố khá nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng có ảnh hưởng mạnh đến biến động của vàng như : Bảng lương ADP, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, PMI Sản xuất… Và đặc biệt là nhà đầu tư cần lưu ý bảng lương phi nông nghiệp – Nonfarm sẽ được công bố vào ngày mai.

Tóm lại : Vàng được hỗ trợ tăng vào hôm qua sau phát biểu ôn hòa của Thống đốc FED Jefferson khi cho rằng FED có thể tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6. Sau nhận xét thì kỳ vọng FED tăng lãi suất vào tháng 6 đã giảm mạnh từ 66.6% xuống còn 26.4% bất chấp dữ liệu lao động của Hoa Kỳ trước đó cho thấy rằng nó vẫn còn rất nóng.

Về góc kỹ thuật

Vàng đã được hỗ trợ tăng tốt vào hôm qua và di chuyển ổn định trên vùng hỗ trợ quan trọng 1954-1960 cho thấy giá vàng có thể sẽ tiếp tục tăng và hướng tới vùng kháng cự quanh 1980. Trong phiên Á ÂU có thể tiếp tục canh mua vàng.

Chiến lược tham khảo : Vàng 1/6 – Mua quanh 1960, Dừng lỗ 1955, TP 1980.

Vàng 1/6-Hỗ trợ tăng tiếp

Vàng 1/6-Hỗ trợ tăng tiếp

Chi tiết cập nhật : Phân tích vàng- blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Những mốc quan trọng cần lưu ý khi giao dịch vàng trong tuần 13/03-17/03

[ad_1]

Phân tích cơ bản:

Giới đầu tư có tâm lý lo ngại từ vụ ngân hàng Silicon Valley Bank phá sản hôm 10/3/2023 có thể khiến vàng và một số kim loại quý tiếp tục đi lên trong ngắn hạn. Sự sụp đổ của SVB tạo ra động lực tăng giá mới trên thị trường vàng Mặc dù vàng được biết đến như một biện pháp phòng ngừa lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý này. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.

Thị trường vàng tuần qua, vào giao dịch cuối tuần có mức tăng mạnh bất ngờ do rủi ro tiềm ẩn từ cuộc khủng hoảng của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB). Trong phiên giao dịch cuối của tuần, các nhà đầu tư đổ xô vào vàng sau sự sụp đổ của SVB.

Sự sụp đổ của SVB một phần do chính sách nâng lãi mạnh tay của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trong năm qua. Khi lãi suất còn quanh 0%, các ngân hàng tích cực mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài, rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, giá trị số trái phiếu này giảm theo, khiến các ngân hàng phải gánh khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ.
Điều này lại đang tạo ra động lực tăng giá mới trên thị trường vàng trong khi đầu tuần giá vàng liên tục sụt giảm gây lo lắng cho nhà đầu tư. Cụ thể, giá vàng đã tăng vọt hơn 47 USD mỗi ounce, lên mức trên 1.872 USD/ounce và vẫn tiếp tục xu hướng tăng.

Phân tích kỹ thuật:

Khu vực 1810-1800 là vùng hỗ trợ khá là cứng bởi nó có hợp lưu giữ các đường MA và khu vực đáy cũ ở đây. Sau khi cây nến ngày thứ 6 đóng lại ở khu vực 1867 có vẻ đã tạo nên mô hình 2 đáy. Nhìn tương quan chúng ta có thể thấy quanh khu vực này là bộ nến đảo chiều tương đối là mạnh. Tiếp theo cây nến ngày thứ 6 là một cây nến nhấn chìm tăng với RSI đã vượt qua ngưỡng 50, vẫn còn dư địa cho những nhịp tăng tiếp đến. Và nhìn khung D có vẻ như giá vàng vẫn còn có một nhịp tăng lên nữa. Vậy nên chúng ta sẽ tìm một nhịp giá có thể hồi về để đặt một lệnh BUY.

Khi kẻ Fibo, ta thấy rằng khu vực Fibo 0.5 và 0.618 rơi vào vùng giá 1835-1840. Vì khu vực này tương đối xa nên chúng ta tiếp tục quan sát kỹ hơn ơ khung H4.

Ở trong khung thời gian h4, RSI đang nằm trong giai đoạn quá mua và giá RSI đang ở trong khu vực đỉnh cũ của RSI. Liệu rằng giá sẽ có nhịp điều chỉnh hay sẽ đi lên tiếp thì chúng ta sẽ cùng phân tích tiếp ở khung H1.

Đối với khung H1, RSI ở khung H1 đang nằm ở khu vực quá mua tương đối lâu. Ở đây chúng ta thấy giá đang hình thành mô hình tam giác tăng. Sau nhịp tăng này, giá đã có 1 đà tăng lên quá mạnh, và target đi lên sẽ còn cao hơn cán cờ ở dưới.

Để cho thuận với xu hướng tăng, chúng ta sẽ đợi giá có một nhịp điều chỉnh về khu vực 1853 hoặc khu vực 1840-1841 trong tuần tới. Sau khi giá về đến khu vực đó, chúng ta sẽ tính tiếp xu hướng giá tiếp theo của vàng. Sau nhịp tăng mạnh hôm thứ 6, xu hướng của vàng trở nên khó đoán hơn. Vậy nên điều chúng ta có thể làm là chờ giá vàng hồi về đến khu vực 1853 (hợp lưu giữa đáy gần nhất và dải MA như hình) và khu vực 1840 (hợp lưu giữa đường MA ở dưới và khu vực hỗ trợ trước đó tạo nên con sóng tăng này).

Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.

[ad_2]

Source link

Những mốc quan trọng cần lưu ý khi giao dịch vàng trong tuần 13/02-17/02

[ad_1]

Phân tích cơ bản:

Tính chung cả tuần, giá vàng giảm khoảng 0,01% – 0,4% trong bối cảnh lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng khá mạnh.

Tâm lý của những người tham gia thị trường vàng đã nhanh chóng trở nên bi quan khi giá vàng giảm tuần thứ 2 liên tiếp và kết thúc ở dưới ngưỡng 1.900 USD/ounce.

Lạm phát toàn cầu hạ nhiệt và được đánh giá đang đi đúng lộ trình, theo kịch bản được các nhà hoạch định chính sách đặt ra được xem là cơ sở để các ngân hàng trung ương lớn như Fed, EU… thậm chí sớm bắt đầu lộ trình giảm lãi suất.

Phân tích kỹ thuật:

Nhìn vào đồ thị ở khung tuần (W), ở đây chúng ta thấy giá bắt đầu chững lại và đóng ở cây nến tuần đỏ như hình – đây chính là điểm sẽ có nhiều biến động giá tương đối lớn ở trong tuần tiếp theo (Hình 1). 

(Hình 1)

Khi kẻ Fibonanci từ đáy đến khu vực đỉnh trong thời gian gần nhất của khung W, thì những khu vực Fibo giá vàng có thể quay trở về điều chỉnh đó là khung vực 1789 & 1758 (Hình 2).

(Hình 2)

Quan sát tiếp ở khung D, ta có thể thấy ở khu vực 1789 đó là khu vực hợp lưu với cạnh dưới của mây Ichi và những đường MA này như trong hình vẽ. Và khu vực tiếp theo mà chúng ta cần lưu ý đó là khu vực 1831 – cạnh trên của đám mây Ichi. Sau khi vẽ trendline chúng ta có thể thấy giá vàng đã có những nhịp Retest lại phần cạnh dưới của đường trendline như hình (Hình 3).

(Hình 3)

Ở khung H4, giá vàng đang cố gắng tạo 1 phân kỳ tăng và đang dao động ở khu vực hỗ trợ .

Cây nến Spinning rút râu dường như chưa thể hiện rõ ràng xu hướng vậy nên những cây nến tiếp theo (đặc biệt cây nến của ngày thứ 2) là một trong những cây nến rất quan trọng xác nhận liệu rằng giá vàng có đảo chiều hay không.

Theo quan điểm cá nhân của mình, giá vàng sẽ có những nhịp điều chỉnh hồi lên những khu vực 1877-1892 và cao nhất là khu vực 1890. Sau đấy sẽ quay đầu về test lại trong khu vực 1832. (Hình 4)

(Hình 4)

Trong ngắn hạn ở phiên ngày thứ 2, hãy cùng phân tích ở khung M15. Đồ thị cho thấy giá vàng đang phản ứng trong mô hình tam giác (như hình vẽ) và các mây Ichi đang có dấu hiệu Sideway (Hình 5).

(Hình 5)

Tuy nhiên chúng ta có một dấu hiệu nhỏ để kì vọng giá có thể đi lên đó là việc giá sẽ phá qua trend giảm của tam giác và RSI đang cố gắng đẩy lên qua khu vực 50 ủng hộ cho những nhịp tăng. Nếu trong phiên mở đầu của tuần tới chúng ta thấy những cây nến xanh mà đóng dần lên thì những nhịp đó sẽ ủng hộ và xác nhận cho 1 xu hướng đi lên khá là rõ ràng, đặc biệt nó cần 1 cây nến H1 đóng trên những khu vực 1868-1870 và có thể xác nhận xu hướng tiếp theo của tuần tới (Hình 6).

(Hình 6)

Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 1/2-Nhiều dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ quan trọng

[ad_1]

Phân tích Vàng 1/2 – Vàng thế giới biến động khá mạnh vào ngày giao dịch hôm qua khi chạy trong biên 1900-1931. Vàng đã di chuyển “Chữ V” bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng trái chiều trước kết quả cuộc họp của FOMC được công bố vào 2:00 đêm nay. Hôm nay có nhiều dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ quan trọng được lên lịch công bố dự kiến có ảnh hưởng mạnh đến thị trường.

Hôm nay Hoa Kỳ công bố nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng như : Bảng lương ADP, PMI Sản xuất của ISM, cơ hội việc làm của JOLTS… các dữ liệu này đều đang được dự báo sẽ yếu hơn kỳ vọng qua đó gây áp lực lên USD và hỗ trợ giá vàng. Ngoài ra, thị trường sẽ chú ý đến lãi suất và chính sách tiền tệ của FED được công bố vào rạng sáng mai.

Tuyên bố lãi suất và họp báo của FOMC (ngày 2 tháng 2, 2:00-2:30 theo giờ Hà Nội) – Tất nhiên, sự kiện chính bắt đầu tháng 2 có thể là quyết định của FOMC, vì các nhà giao dịch đang chú ý đến các động thái tiếp theo của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ. Một đợt tăng lãi suất 0,25% khác có thể nằm trong kế hoạch kể từ khi người đứng đầu Fed, ông Powell nhắc lại rằng họ sẽ không tự mãn khi đề cập đến việc ngăn chặn lạm phát. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì các nhà đầu tư quan tâm hơn đến việc tìm hiểu kế hoạch của Fed trong thời gian còn lại của năm. Cùng với đó, cuộc họp báo có thể tạo ra nhiều biến động hơn cho vàng, đặc biệt nếu Fed gợi ý về bất kỳ thay đổi nào trong xu hướng chính sách.

Thị trường hiện kỳ ​​vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lần này, nâng phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang lên 4,50% -4,75%, vẫn thấp hơn mức dự đoán hơn 5% của hầu hết các quan chức Fed. Hoa Kỳ đã công bố vào thứ Sáu tuần trước rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 12 đã hạ nhiệt trong 2 tháng liên tiếp, nhưng số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu được công bố vào thứ Năm tuần trước đã giảm, cho thấy tình hình thắt chặt thị trường lao động vẫn có thể buộc Fed tiếp tục tăng lãi suất. Mặt khác, lạm phát vẫn còn cách rất xa mục tiêu của Fed là vào khoảng 2%, chính vì vậy chặng đường tăng lãi suất của Fed có triển vọng sẽ chưa dừng lại nhưng được bổ sung với các đợt tăng nhỏ hơn, điều này là tín hiệu cho thấy đà tăng của vàng có thể chậm lại.

Tóm lại: Hôm nay Hoa Kỳ công bố nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng trong phiên mỹ mở đầu là bảng lương ADP sau đó là PMI Sản xuất của ISM và hàng loạt dữ liệu kinh tế khác. Và thị trường sẽ chú ý đặc biệt đến kết quả cuộc họp của FOMC vào rạng sáng mai với việc FED chắc chắn sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, nhưng thị trường sẽ chú ý nhiều hơn đến định hướng của FED trong tương lai với bao nhiêu lần tăng lãi suất nữa trước khi tạm dừng. Thị trường có thể biến động mạnh vào hôm nay khi các dữ liệu công bố.

Về góc kỹ thuật

Vàng đã di chuyển “Chữ V” ngày hôm qua khi chạy từ 1927 về 1900 và tăng từ 1900 lên 1931. Đà tăng lại của vàng hôm qua là tốt – Do vậy canh mua với vàng trong phiên Á ÂU hôm nay được ưu tiên.

Vàng hiện đã phá vỡ kênh giá giảm nhỏ – Đồng thời di chuyển ổn định trên vùng hỗ trợ quan trọng 1920 cho thấy đà tăng của vàng có thể tiếp tục – Sự điều chỉnh giảm nhỏ với vàng về vùng hỗ trợ này có thể canh mua.

Chiến lược tham khảo: Vàng 1/2- Mua quanh 1920, Stop 1915, TP 1930-1940-1950.

Vàng 1/2-Phá vỡ kênh giá giảm

Vàng 1/2-Phá vỡ kênh giá giảm


Nguồn:
Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Tổng quan thị trường Forex ngày 22/12/2022

[ad_1]

Vào ngày thứ năm hôm nay đã không có dữ liệu quan trọng nào được công bố trong phiên Mỹ và kỳ nghỉ lễ cũng đã gần sắp đến, vấn đề về thanh khoản vẫn là vấn đề chúng ta cần quan tâm.

Theo đó đồng USD đã trượt giá do các rủi ro vẫn đang gia tăng và đồng JPY vẫn tăng giá sau sự thay đổi chính sách đã gây sốc của NHTW nước này.

Cụ thể hơn, đồng USD giảm vào hôm nay là do dữ liệu của ngày hôm qua, tức thứ tư đã cho thấy niềm tin người tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 8 tháng vừa qua vào tháng 12 này, điều này đồng nghĩa là thị trường đang chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Tiếp theo đó, là thông tin liên quan đến việc công bố GDP quý 3 của Mỹ, được dự kiến là sẽ giữ nguyên như số liệu đã công bố trước đó là 2,9% và một thông tin khác nữa đó là số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng được được cho là sẽ nhích nhẹ so với tuần trước.

Cặp tiền tệ đã giảm 0,5% xuống mức 131,88 sau khi NHTW Nhật (BOJ) cho phép lãi suất trái phiếu 10 năm dao động với biên độ lớn hơn, tăng từ mức 0,25% lên mức 0,5%. Đây được xem là mức cao nhất được duy trì trong những tháng gần đây. Tiếp đến là những phát biểu của các nhà hoạch định chính sách tại ECB. Theo đó, ECB đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5% vào tuần vừa rồi, và ông Christin Lagarde, chủ tịch của ECB cho biết có khả năng sẽ có thêm hai lần tăng lãi suất với mức tăng là 0,5% sau khi đã có sự thừa nhận rằng lạm phát đã không giảm xuống mức mục tiêu 2% mà ECB đề ra cho đến cuối năm 2025. Ông De Guindos, Phó chủ tịch của NHTW Châu Âu (ECB) cho biết rằng “việc tăng 50 điểm cơ bản có thể sẽ trở thành tiêu chuẩn mới trong giai đoạn tới và kéo dài một khoảng thời gian bất chấp nền kinh tế đang bị thu hẹp”. Ý nghĩa trong câu nói này của ông là thị trường đang đánh giá thấp lạm phát và việc nới lỏng là điều không nên và không phù hợp nhất là đối với các chính sách tiền tệ.

Diễn biến các cặp tiền tệ khác:

EURUSD đã tăng 0,5% lên mức 1,0655, được hỗ trợ bởi tâm lý tích cực. Cụ thể hơn, phía Bộ Trưởng Tài chính của Đức đã đưa ra những định hướng lạc quan từ đó ủng hộ đà tăng của EURUSD và sự phục hồi của đồng bạc màu xanh này vẫn đang gây khó khăn cho đà tăng giá của cặp tiền tệ EURUSD. Và thông tin cần theo dõi đó chính là số liệu PCE và GDP quý 3 của Mỹ vì điều này sẽ ảnh hưởng đến xu hướng tiếp theo của cặp tiền tệ này.

GBPUSD đã tăng 0,5% lên mức 1,2144, tăng ngay cả khi số liệu được công bố vào hôm nay cho thấy được nền kinh tế nước Anh đã suy giảm so với những dự báo ban đầu của quý 3 năm nay. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ của Anh đã ủng hộ cho đà tăng giá của đồng Bảng Anh và có một thông tin quan trọng khác đó chính là các cuộc đình công của các nhân viên Y tế ở Anh vẫn đang diễn ra điều này gây áp lực lớn dến cặp tỷ giá GBPUSD. Dữ liệu cần theo dõi đó chính là số liệu về GDP quý 3 của Anh.

[ad_2]

Source link