Thị trường lạc quan trở lại: DXY sụt giảm; Chứng khoán đồng loạt tăng điểm!

[ad_1]

<br /> Thị trường lạc quan trở lại: DXY sụt giảm; Chứng khoán đồng loạt tăng điểm! <br />






  • Chứng khoán đồng loạt tăng điểm khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell “xoa dịu” lo ngại về lạm phát và nhấn mạnh rằng nền kinh tế Mỹ vẫn cần được kích thích. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ hiệu quả vắc xin của Pfizer Inc. và BioNTech SE cũng đồng thời củng cố niềm tin toàn cầu. 
  • Các quỹ động lượng đang theo dõi tỷ giá EUR/USD để mua EUR khi tỷ giá vượt mốc 1.2190 – mức cao ngày 22/1. Đồng Krone Na Uy và đồng Bảng Anh dẫn đầu mức tăng so với Đồng bạc xanh trong khi Yên Nhật không mấy phản hồi. 
  • “Với việc Powell tiếp tục quá trình nới lỏng, lạm phát sẽ chịu ảnh hưởng, thương mại toàn cầu phục hồi theo đúng định hướng và các thị trường tiền tệ tiếp tục khôi phục trạng thái short USD” Jeffrey Halley, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda Asia Pacific Pte cho biết.
  • Chỉ số DXY it thay đổi; Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng 3 bps lên 1.41%
  • Cặp USD/CAD giảm 0.1% xuống 1.2497 – mức thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2018
  • Cặp GBP/USD và EUR/USD có cùng mức tăng 0.1% lên lần lượt 1.4159 và 1.2176
  • Đồng bảng Anh vẫn nới rộng đà tăng đột biến nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và những lời “bàn tán” xung quanh việc các NHTW khác đồng loạt mua đồng Pound,” Stephen Innes, Giám đốc chiến lược thị trường toàn cầu tại Axi ở Bangkok cho biết































[ad_2]

Source link

AUD/USD: Tâm lý “lạc quan” vẫn còn

[ad_1]

Xu hướng hiện tại của

AUD đã cho thấy động thái giao dịch không rõ ràng so với USD trong phiên châu Á hôm nay, đồng thời chạm đỉnh kỷ lục kể từ giữa tháng 3 năm 2018. Lý do khiến tâm lý “tăng giá” tiếp tục tồn tại trên công cụ là các vị thế trên USD yếu, cũng như nhu cầu tài sản rủi ro ngày càng tăng và sự phục hồi của thị trường hàng hóa.

Trong khi đó, các số liệu thống kê kinh tế vĩ mô được công bố từ Úc trong những ngày gần đây có thể khả quan hơn. Dữ liệu hôm thứ Sáu phản ánh sự sụt giảm của chỉ số PMI Dịch vụ từ Ngân hàng Khối thịnh vượng chung trong tháng 2 từ 55,6 xuống 54,1 điểm, kém hơn kỳ vọng của thị trường là 55,8 điểm. Chỉ số PMI sản xuất điều chỉnh từ 57,2 xuống 56,6 điểm, cũng yếu hơn so với giá trị được dự báo là 57,3 điểm. Cuối cùng, nhà đầu tư đã phản ứng cực kỳ tiêu cực khi số liệu thống kê về doanh số bán lẻ được công bố. Trong tháng 1, doanh số chỉ tăng 0,6% theo thangs sau khi giảm 4,1% trong tháng trước đó. Giới phân tích đã kỳ vọng chỉ số này sẽ tăng đáng kể hơn ở mức 2% theo tháng.

Hỗ trợ và kháng cự

Bollinger Bands trong biểu đồ D1 cho thấy sự tăng trưởng ổn định. Phạm vi giá đang mở rộng nhưng không phù hợp với tốc độ phát triển của tâm lý “tăng giá” hiện tại. Chỉ báo MACD đang tăng trưởng, bảo toàn tín hiệu mua ổn định (nằm trên đường tín hiệu). Stochastic cho thấy động thái tương tự nhưng đang tiến gần đến đỉnh, điều này cho thấy rủi ro công cụ bị quá mua trong siêu ngắn hạn.

  • Các mức kháng cự: 0.7900, 0.7934, 0.7973, 0.8000.
  • Các mức hỗ trợ: 0.7867, 0.7840, 0.7804, 0.7780.
AUD/USD H4

AUD/USD H4

Miễn trừ Trách nhiệm: Công ty TNHH Fusion Media lưu ý người sử dụng rằng các dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hoặc chính xác. Tất cả các Hợp Đồng CFDs (cổ phiếu, chỉ số, hợp đồng tương lai) và giá cả Forex không được cung cấp bởi các sở giao dịch mà bởi các nhà tạo lập thị trường, và như vậy giá có thể không chính xác và khác với giá thực tế trên thị trường, nghĩa là giá cả chỉ mang tính biểu thị và không thích hợp cho các mục đích giao dịch. Vì vậy Công ty TNHH Fusion Media hoàn toàn không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự thua lỗ kinh doanh nào có thể xảy ra khi bạn sử dụng dữ liệu này.
Công ty TNHH Fusion Media hoặc bất kỳ ai luên quan đến công ty TNHH Truyền thông Fusion sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thất thoát hoặc tổn thất nào do việc tin cậy vào thông tin bao gồm dữ liệu, báo giá, biểu đồ và các tính hiệu mua/bán trên trang web này. Vui lòng lưu ý đến rủi ro và chi phí đi cùng với việc giao dịch các thị trường tài chính, là một trong những hình thức đầu tư rủi ro cao nhất có thể có.



[ad_2]

Source link

Dữ liệu PMI đến hạn: Nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối có quan tâm không?

[ad_1]

Trong năm qua, có thể thấy rõ ràng rằng thị trường được thúc đẩy bởi sự lạc quan. Đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào mọi nơi trên thế giới, nhưng thay vì lo lắng về mức độ ảnh hưởng sâu sắc đến các nền kinh tế địa phương, các nhà đầu tư và các chủ ngân hàng trung ương đang tìm kiếm sự phục hồi. Chúng tôi đã thấy điều đó trong suốt nửa cuối năm 2020 và bây giờ là giai đoạn năm 2021. Động thái phá kỷ lục ngày hôm qua của là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư nhìn đang quan tâm một cách sâu sắc hơn. Và tuần này, rõ ràng là các ngân hàng trung ương cũng như vậy.

Sáng nay, Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết không thay đổi chính sách tiền tệ và nói rằng “nên duy trì các điều kiện tài chính thuận lợ (PEPP) không cần thiết phải được sử dụng hết”.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem cũng có quan điểm tương tự. Sáng nay, ông nói: “Nếu nền kinh tế phát triển phù hợp hoặc mạnh hơn với triển vọng của chúng tôi, thì nền kinh tế sẽ không cần nhiều kích thích với các mức nới lỏng định lượng hơn nữa”.

Những nhận xét ít ôn hòa hơn một chút này đã giúp phục hồi từ mức thua lỗ ngày hôm qua và đưa xuống mức thấp nhất trong 2,5 năm trong ngày. Ngoài bình luận về gói kích thích PEPP, không có nhiều thông tin được tiết lộ trong tuyên bố của ECB hoặc bài bình luận của Chủ tịch Christine Lagarde. Bà ấy tránh mọi lời chỉ trích trực tiếp về tiền tệ, chỉ nói rằng sự tăng giá của tỷ giá hối đoái là một lực cản đối với lạm phát.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thay đổi chính sách tiền tệ, nhưng hạ cấp đánh giá đối với kinh tế. Theo đó ngân hàng đã giảm nhẹ dự báo GDP năm 2020, nhưng đã tăng dự báo GDP năm 2021, do sự gia tăng này cho rằng bất chấp mức độ không chắc chắn cao, nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Sắp tới, các báo cáo PMI được lên lịch phát hành từ New Zealand, Úc, Eurozone, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, dữ liệu của New Zealand và Úc sẽ tốt hơn, phản ánh sự phục hồi liên tục của họ. Cả và đều mở rộng mức tăng của họ vào thứ Năm sau báo cáo việc làm mới nhất của Úc. Mặc dù tăng trưởng việc làm chậm lại từ 90.000 xuống còn 50.000, nhưng mức tăng này là phù hợp với kỳ vọng và đi kèm với sự cải thiện về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động trên thị trường. Tối nay, New Zealand sẽ công bố PMI sản xuất và giá tiêu dùng, tiếp theo là báo cáo PMI tháng 1 của Úc. Với thời tiết ấm áp và các ca nhiễm Coronavirus thấp, dự kiến ​​sẽ có những cải thiện ở cả hai quốc gia.

Ngược lại, việc đóng cửa kéo dài ở Châu Âu sẽ đẩy PMI của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu và Vương quốc Anh xuống mức yếu hơn, nhưng câu hỏi lớn là điều đó sẽ quan trọng đến mức nào đối với các nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối?

Sự phục hồi kéo dài của đồng Euro và cho chúng ta biết rằng các nhà đầu tư chủ yếu định giá ở những con số yếu hơn. Họ đã từ chối các báo cáo điều chỉnh trong suốt năm qua và có thể tiếp tục giữ trạng thái như vậy một lần nữa khi các ngân hàng trung ương xem xét sự phục hồi trong nửa cuối năm. Phần lớn dữ liệu của Khu vực đồng tiền chung Châu Âu không quá tệ, với những cải thiện trong các cuộc khảo sát mới nhất về sản xuất công nghiệp của Đức và ZEW. Mặc dù PMI có thể sẽ rất biến động trên thị trường, nhưng bất kỳ tác động tiêu cực nào đến đồng Euro và đồng bảng Anh đều có thể chỉ trong thời gian ngắn.

Điều này cũng đúng với báo cáo PMI Markit của Hoa Kỳ và doanh số bán nhà hiện có. Doanh số bán lẻ của Canada sẽ được phát hành vào thứ Sáu. Giữa tăng trưởng doanh số bán lẻ yếu hơn và dữ liệu thất nghiệp, chi tiêu của người tiêu dùng dự kiến cũng ​​sẽ yếu hơn. Bất chấp sự lạc quan của BoC, nếu có bất kỳ một bất ngờ giảm giá lớn nào, chúng ta có thể thấy dòng tiền bán khống một cách nhanh chóng.



[ad_2]

Source link

GBP / USD kiểm tra mức kháng cự quan trọng sau khi dữ liệu lạm phát mạnh ở Anh

[ad_1]

  • Cặp GBP / USD đã tăng lên mức kháng cự chính sau khi ONS công bố dữ liệu lạm phát mạnh mẽ của Vương quốc Anh.
  • CPI tiêu đề tăng 0,6% trong khi CPI cốt lõi tăng 1,4%.
  • Dữ liệu được đưa ra một tuần sau khi Andrew Bailey cảnh báo về tỷ giá âm. T

Tỷ giá GBP / USD tăng mạnh sau dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Vương quốc Anh mạnh mẽ. Nó đã tăng lên mức cao nhất trong ngày là 1,3720, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2018. Tương tự, cặp EUR / GBP giảm xuống 0,8855, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.

Đồng bảng Anh tăng sau khi dữ liệu lạm phát tốt hơn

Trong những tuần gần đây, dữ liệu kinh tế từ Vương quốc Anh tương đối tiêu cực. Tuần trước, dữ liệu của Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho thấy doanh số bán lẻ của Anh đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong 25 năm vào tháng 12. Điều đó đã xảy ra khi đất nước tiếp tục đối phó với dòng coronavirus tương đối mới.

Hôm nay, GBP / USD đã phản ứng với dữ liệu lạm phát tích cực từ Vương quốc Anh. Theo ONS, chỉ số CPI tiêu đề đã chuyển từ -0,1% trong tháng 11 lên 0,3% trong tháng 12. Giá tăng 0,6% hàng năm, đánh bại mức ước tính đồng thuận là 0,5%. Sự gia tăng này là do các sản phẩm vận tải, quần áo và giải trí cao hơn.

Tương tự, chỉ số CPI cốt lõi, không bao gồm các sản phẩm thực phẩm và năng lượng dễ bay hơi, tăng với tốc độ hàng năm là 1,4%, đánh bại mức ước tính trung bình là 1,3%.

Các thước đo lạm phát khác như Chỉ số giá bán lẻ và chỉ số giá sản xuất (PPI) đầu vào và đầu ra cũng tăng cao hơn ước tính.

Tỷ giá GBP / USD tăng do giá tiêu dùng tương đối mạnh có nghĩa là BOE sẽ đợi trước khi điều chỉnh lãi suất. Trên thực tế, trong một ghi chú, các nhà phân tích tại Capital Economics cho biết hiện họ kỳ vọng lạm phát của Anh sẽ đạt mục tiêu BOE là 2,0% vào cuối năm nay .

“Các lực lượng này kết hợp với nhau có thể nâng lạm phát lên hơn 2% vào cuối năm. Nhưng công suất dự phòng dồi dào có nghĩa là nó có thể sẽ đạt mức gần 1,5% vào cuối năm tới”

Triển vọng kỹ thuật GBP / USD

Tỷ giá tiếp tục cho thấy sức mạnh của mình khi 2 ngày qua giá liên tục tăng mà không có sự điều chỉnh giảm. Trước đó, sau khi phá đường viền cổ, giá giảm và đã đạt target bằng đúng chiều cao mô hình 2 đỉnh, đồng thời tăng giá lên từ đây. Hiện tại, giá đã giảm nhẹ sau khi chạm đỉnh 1.3700 được thiết lập vào đầu tháng 1 và đến nay đã có 4 lần test nhưng giá vẫn chưa thể vượt qua vùng kháng cự này. Vậy nên, các nhà đầu tư cần lưu ý tại vùng này, với lực tăng mạnh giá có thể vượt qua vùng kháng cự này để hướng tới mốc 1.3800, tuy nhiên giá có thể điều chỉnh giảm nhẹ về gần hỗ trợ 1.3620, chạm trendline rồi mới tăng tiếp. Nếu thủng hỗ trợ 1.3620 giá sẽ hướng về hỗ trợ dưới vùng 1.3530 và 1.3485.



[ad_2]

Source link

Các nhà chiến lược FX tại các ngân hàng lớn nhất Wall Street đang đánh giá lại quan điểm “bearish” USD!

[ad_1]

  • Ngân hàng Deutsche Bank (George Saravelos, Shreyas Gopal, báo cáo ngày 11 tháng 1)

Các chiến lược gia này đã chuyển về “trung lập một cách chiến thuật” đối với USD, và chuyển sang vị thế Short Yen trong năm nay.

Đồng USD đang ở gần mức đáy của những gì đã thấy ở giai đoạn này của các đợt phục hồi trước đó và chiến thắng của đảng Dân chủ ở Georgia là một “yếu tố thay đổi cuộc chơi cho triển vọng kích thích tài khóa ở Mỹ, mở ra cơ hội hỗ trợ đồng USD.”

Deutsche cũng chuyển sang vị thế trung lập đối với EUR/USD. Các chiến lược gia kỳ vọng cặp tiền này sẽ tích lũy trong phạm vi 1.20-1.25 và sẽ tìm kiếm cơ hội “buy on dip”.

  • Ngân hàng TD (Mark McCormick và đồng nghiệp, báo cáo ngày 12 tháng 1)

“Làn sóng xanh sẽ củng cố đà tăng của lợi suất TPCP Hoa Kỳ, giúp giới hạn sự suy yếu của USD trong ngắn hạn.”

Các chiến lược gia vẫn kỳ vọng đồng Bạc Xanh yếu hơn trong năm nay, với bối cảnh chuyển sang tiêu cực cho USD vào quý II khi thị trường phản ánh quá trình tiến hành các chiến dịch tiêm chủng sẽ góp phần vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Họ vẫn khuyến nghị Short EUR/USD ở mức 1.2175, với mục tiêu là 1.1800.

  • Morgan Stanley (Matthew Hornbach và đồng nghiệp, báo cáo ngày 9 tháng 1)

Các chiến lược gia đã loại bỏ kỳ vọng về sự suy yếu của đồng USD trong ngắn hạn.

“Chúng tôi chuyển sang trung lập với USD trong bối cảnh triển vọng tích cực về gói thích tài khóa của Mỹ và USD đang ở vùng quá bán,” Hornbach và các đồng nghiệp viết. Trong khi đó, họ đang tìm kiếm “tín hiệu về thời điểm để chuyển sang bullish.”

Triển vọng về nhiều kích thích tài khóa hơn và chính sách bình thường hóa của Cục Dự trữ Liên bang “có khả năng xua tan triển vọng tiêu cực về USD,” ngân hàng này cho biết. “Với việc chuyển trọng tâm sang các chính sách tài khóa mới ở Hoa Kỳ, chúng tôi cho rằng cả lợi suất thực của Hoa Kỳ và đồng Dollar đều đang trong quá trình tạo đáy.”

  • Scotiabank (Shaun Osborne và Juan Manuel Herrera, báo cáo ngày 12 tháng 1)

Sự phục hồi của đồng Dollar “có thể kéo dài thêm một chút trong thời gian tới, do lợi suất tăng, vị thế thị trường nghiêng về Short USD, tính thời vụ” và các yếu tố khác.

Lợi suất cao hơn của Hoa Kỳ dường như không tương thích với quan điểm USD tiêu cực.

  • HSBC (Dominic Bunning và đồng nghiệp, báo cáo ngày 11 tháng 1)

HSBC hoài nghi về tác động của nhịp tăng lợi suất mới đấy nhất đối với biến động trên thị trường FX. Bất chấp mức tăng đột biến gần đây của lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Mỹ lên trên 1%, các đồng tiền trong G-10 vẫn di chuyển theo tâm lý rủi ro hơn là chênh lệch lợi suất tương đối, các chiến lược gia cho biết.

Đối với mọi cặp tiền liên quan đén USD mà nhóm theo dõi, ngoại trừ USD/JPY, “mối quan hệ gần đây nhất giữa các đồng tiền và khẩu vị rủi ro được đo lường bởi S&P 500, vẫn mạnh hơn mối quan hệ giữa chênh lệch lợi suất kỳ hạn 2 năm.”

“Để lợi suất có ý nghĩa hơn đối với FX, đà tăng cần phải mạnh hơn nữa hoặc các lợi suất TPCP kỳ hạn ngắn cần bắt đầu biến động nhiều hơn.”

  • JPMorgan (Meera Chandan, báo cáo ngày 11 tháng 1)

Một trong những mô hình định lượng của ngân hang này đã chuyển sang “bearish” nhiều hơn đối với đồng USD, ở mức 40% Short USD so với 25% vào cuối tháng 11.

Trọng tâm vẫn là tăng trưởng kinh tế, vốn phải đối mặt với những căng thẳng cạnh tranh. Nhưng “đà phục hồi toàn cầu rất mạnh mẽ”.

“Các tín hiệu tăng trưởng của chúng tôi dựa trên dự báo của các nhà kinh tế cũng vẫn cho thấy cơ hội Short USD.”



[ad_2]

Source link