4 lý do đồng Euro giảm sau khi ECB công bố quyết định chính sách

[ad_1]

Đồng Euro giao dịch thấp hơn nhiều so với đồng Đô la Mỹ sau thông báo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Về kỹ thuật, đã không đi theo đường SMA 100 ngày, một điểm uốn quan trọng đối với tiền tệ. Với việc không thể vượt qua mức đo lường quan trọng này trong bốn ngày qua, đồng Euro đang có nguy cơ giảm sâu hơn xuống 1,19. Về cơ bản, không có thay đổi nào được mong đợi từ ECB và không có thay đổi nào được thực hiện, nhưng rõ ràng là ngân hàng trung ương đã gây thất vọng cho thị trường.

Trong bối cảnh sự phục hồi đang diễn ra của Hoa Kỳ và Ngân hàng Trung ương Canada cũng đang giảm dần các biện pháp chính sách, các nhà đầu tư đã hy vọng nhiều hơn thế. Thay vào đó, Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh những lo ngại về triển vọng ngắn hạn, chỉ ra rằng ECB không phải là BoC và cung cấp rất ít thông tin chi tiết về những gì có thể xảy ra tiếp theo. Không giống như Khu vực đồng tiền chung châu Âu, Canada có thể đưa ra các biện pháp kích thích tài khóa mạnh mẽ, trong khi các quốc gia ở châu Âu phải vật lộn để điều phối bất kỳ thay đổi về tài khóa nào. Canada cũng được hưởng lợi nhanh chóng hơn từ sự phục hồi của Hoa Kỳ.

Còn bảy tuần nữa là đến cuộc họp chính sách tiếp theo, ngân hàng trung ương đã quyết định trì hoãn ra quyết định. Tháng 6 sẽ là một cuộc họp rất quan trọng vì ECB sẽ cập nhật các dự báo kinh tế của mình và với khoảng cách thời gian lớn như vậy, nó không muốn cam kết trước những thay đổi, trước khi có những thông tin tích cực một cách rõ ràng. Có báo cáo rằng danh sách ưu tiên vắc xin của Đức có thể được dỡ bỏ vào tháng 5, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người đều có thể tiêm vắc xin. Nếu điều này thành hiện thực và các quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha và Ý cũng sẽ cung cấp vắc-xin cho bất kỳ ai muốn tiêm vắc-xin trước cuộc họp ECB tiếp theo vào tháng 6, thì triển vọng sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều. Khi đó, các biện pháp hạn chế sẽ giảm bớt và hoạt động kinh tế sẽ bắt đầu được bình thường hóa, cho phép ngân hàng trung ương bắt đầu nói về việc giảm bớt việc mua tài sản.

Nhu cầu đối với Đô la Mỹ cũng góp phần làm giảm đồng Euro khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống mức thấp nhất sau đại dịch và thúc đẩy đồng bạc xanh. Doanh số bán nhà hiện tại giảm ngoài kì vọng, nhưng thị trường không bất ngờ, trong bối cảnh tỷ lệ thế chấp tăng.

Tóm lại, đây là bốn lý do tại sao EUR/USD giảm giá sau khi ECB công bố chính sách:

1. Trong ngắn hạn, ECB vẫn nhận thấy sự bất ổn trong triển vọng kinh tế

2. ECB tái khẳng định chính sách nới lỏng

3. ECB không đưa ra được định hướng về những gì có thể xảy ra tiếp theo, không đề cập đến kế hoạch thay đổi PEPP

4. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Hoa Kỳ đạt mức thấp nhất sau đại dịch.

Sắp tới, đồng Đô la Mỹ có thể vẫn được mua vào, khiến cho EUR/USD chịu áp lực trước thông báo về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang vào thứ Tư tới. Với việc cổ phiếu dao động gần mức cao kỷ lục và đà phục hồi kinh tế đang quay trở lại, Ngân hàng Trung ương nên tự tin và lạc quan hơn. Tuy nhiên, chúng tôi có thêm một phần dữ liệu quan trọng của Khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể kích hoạt các biến động lớn đối với EUR/USD – báo cáo PMI tháng 4. Các biện pháp hạn chế rộng rãi và sự thận trọng của Lagarde phù hợp với sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư Đức (ZEW) gần đây. Với việc tỷ giá EUR/USD đã giảm, PMI yếu sẽ khiến đồng tiền chung giảm xuống dưới 1,20.

Đồng Bảng cũng đang được chú ý vào thứ Sáu, với doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh và báo cáo PMI sẽ được công bố. Không giống như Khu vực đồng tiền chung châu Âu, dữ liệu của Anh được mong đợi sẽ ở mức tích cực. Trong khi đó, đồng Bảng Anh tiếp tục giảm so với đồng bạc xanh trong ngày giao dịch thứ ba liên tiếp, nhưng về cơ bản, triển vọng là sáng sủa.



[ad_2]

Source link

GBP/USD: Bảng dự toán ngân sách chính phủ Anh gây sức ép lên GBP/USD

[ad_1]

Đồng Bảng Anh biến động nhẹ trong hai ngày giao dịch liên tiếp. Chỉ số BXY – British Pound Currrncy Index (chỉ số đo lường sức mạnh đồng Bảng Anh) dao động quanh mức 139.0 – 139.6 trong phiên giao dịch Châu Á.

Đồng Bảng Anh giao dịch ở khối lượng thấp trong hai phiên giao dịch đầu tuần cho thấy tâm lý “án binh bất động”. Mọi sự chú ý của giới đầu tư đồng Bảng Anh đổ dồn về thông tin “Annual Budget Release” – Bản dự toán ngân sách hàng năm của chính phủ Anh. Đây là thông tin quan trọng quyết định phương án chi/thu của chính phủ trong vòng một năm tới là cân đối (chi tiêu = thu nhập), thâm hụt (chi tiêu > thu nhập) hay thặng dư (chi tiêu

Đối với tình hình xã hội, nước Anh đang đi đầu trong việc tiêm văc-xin trong nhóm các nước Liên minh Châu Âu EU, số ca nhiễm Covid-19 giảm đi kèm với thông tin nới lỏng phong tỏa trên toàn quốc. Những hành động mà nước Anh đang nỗ lực làm để phục hồi nền kinh tế được giới chuyên gia đánh giá hiệu quả hơn so với những quốc gia láng giềng trong nhóm nước EU đặc biệt là những nước vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động kép giảm phát-dịch bệnh như Tây Ban Nha, Pháp, Đức và Ý.

Phân tích Xu hướng

Trên biểu đồ Ngày, sau một tuần tăng mạnh, bước vào xu hướng giảm mạnh từ mức 1.4240 về mức 1.3855. Đây là nhịp điều chỉnh kỹ thuật sau một bước sóng tăng mạnh trong tháng 2. Tuy nhiên, xu hướng Tăng vẫn là chủ đạo của GBP/USD về dài hạn. Bước sóng giảm của GBP/USD trong tuần này dự kiến tiếp tục giảm về mức 1.3508.
Trên biểu đồ 4 giờ, sau khi đã phá vỡ xu hướng tăng (được hình thành từ tháng 1/2021), GBP/USD đang bước vào giai đoạn điều chỉnh (giai đoạn 2) của quá trình phá vỡ và đi xuống, nếu lần điều chỉnh này thành công, chắc chắn phe Gấu sẽ chiếm ưu thế trong tuần này.

Phân tích Kháng cự/Hỗ trợ

  • Các mức kháng cự 1.408 và 1.420
  • Các mức hỗ trợ 1.385 và 1.373

Trung bình động MA

Trên biểu đồ Ngày, 2 đường trung bình EMA20/SMA50 mở rộng khoảng cách so với đường trung bình SMA200. Về mặt dài hạn, xu hướng tăng vẫn thống trị GBP/USD.

Trên biểu đồ 4 Giờ, đường trung bình EMA20 cắt đường trung bình SMA50 và tạo tín hiệu đảo chiều của xu hướng giảm. Tuy nhiên, cả 2 đường trung bình EMA20/SMA50 vẫn đang cắt đường trung bình SMA200 và đi lên, tạo khoảng cách khá xa. Đường trung bình SMA200 đóng vai trò đường hỗ trợ động trong biểu đồ này.

Trên biểu đồ 1 Giờ, xu hướng giảm xuất hiện rõ ràng dành cho nhà đầu tư phe gấu. Cả 2 đường trung bình EMA20/SMA50 có xu hướng đi xuống mạnh, thể hiện cho một lực bán lớn GBP/USD về mặt trung hạn và ngắn hạn. Tôi khuyến nghị xu hướng giao dịch chủ đạo trong tuần này là xu hướng bán và giữ nguyên quan điểm GBP/USD vẫn tăng dài hạn trong tháng 3 nói riêng và 2 quý đầu năm 2021 nói chung.

————————————————————————————————————–
*Chú thích:
Đường EMA 20 là đường màu xanh trên biểu đồ.
Đường SMA 50 là đường màu đen trên biểu đồ.
Đường SMA 200 là đường màu đỏ trên biểu đồ.



[ad_2]

Source link

Phản ứng của thị trường ra sao trước những thay đổi chính sách của Biden?

[ad_1]

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm vào thứ Ba khi các nhà đầu tư đánh giá sức mạnh kinh tế Trung Quốc sẽ giúp củng cố tăng trưởng trong khu vực, trong khi lệnh đóng cửa do đại dịch kéo dài đang đe dọa quá trình phục hồi ở các nước phương Tây.

Dữ liệu công bố hôm thứ Hai đã xác nhận nền kinh tế Trung Quốc là một trong số ít trên thế giới tăng trưởng trong năm 2020 và thực sự tăng tốc khi năm cũ vừa khép lại.

Chỉ số chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương Broad của MSCI trừ Nhật Bản đã tăng 0.2%, cách mức cao kỷ lục. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng 1%, phục hồi tất cả những tổn thất phải chịu vào thứ Hai khi tâm lý risk-off đã thống trị thị trường.

Chứng khoán Mỹ cũng có vẻ ổn định hơn một chút khi hợp đồng S&P 500 Future tăng 0.4% và hợp đồng NASDAQ Future tăng 0.3%.

Các nhà phân tích tại JPMorgan (NYSE: JPM) cảm thấy khả quan về lợi nhuận sắp tới mặc dù sự đồng thuận ở châu Âu giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái và đặt mức rất thấp.

Họ thể hiện quan điểm: “Tăng trưởng EPS dự kiến ​​ở châu Âu hiện đang ở mức thấp nhất của cuộc khủng hoảng, điều này dường như quá thận trọng và có thể dẫn đến những bất ngờ tích cực trong mùa báo cáo.

Điều tương tự cũng có quan sát tại Hoa Kỳ khi kết quả tuần này bao gồm BofA, Morgan Stanley (NYSE: MS), Goldman Sachs (NYSE: GS) và Netflix (NASDAQ: NFLX).

Hiện tại, các dealer tỏ ra thận trọng trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden do nguy cơ xảy ra bạo động, cùng với những nghi ngờ về việc gói kích thích tài chính của ông sẽ nhận được bao nhiêu sự phản đối của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội. 

Janet Yellen, ứng cử viên của Biden để điều hành Bộ Tài chính, sẽ có bài điều trần với Ủy ban Tài chính Thượng viện vào thứ Ba rằng chính phủ có những “hành động lớn” với kế hoạch cứu trợ coronavirus.

“Biden không muốn rủi ro suy thoái kép leo thang”, các nhà phân tích tại ANZ cho biết trong một lưu ý.

Đề xuất về gói kích thích 1.9 nghìn tỷ dollar kết hợp với những biện pháp cứu trợ hiện có đã được thống nhất sẽ chiếm tới 10% GDP.

Họ bày tỏ thêm “Đây là con số phù hợp để thu hẹp bất kỳ khoảng cách về đầu ra nào và dần dần củng cố sự phục hồi của lạm phát khi nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp tăng lên”. “Nhưng nước Mỹ sẽ phải trải qua một mùa đông khó khăn và các nhà đầu tư sẽ cần có niềm tin mới vào “inflation trade” trước khi các xu thế được thiết lập trước đó khẳng định lại chính mình.

Phố Wall cũng đang chuẩn bị cho các quy định cứng rắn hơn hiện nay khi Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện, với việc Biden sẽ đề cử hai nhà lãnh đạo nổi tiếng với những gói chi tiêu để quản lý các cơ quan tài chính hàng đầu.

Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ổn định ở mức 1.10% sau khi phá vỡ mức cao trong 10 tháng gần đây là 1.187% khi các nhà đầu tư chờ đợi sự thông qua của gói kích thích tài khóa.

Ngoại tệ cũng khá trầm lắng với chỉ số dollar (DXY) duy trì ở mức 90.770, chỉ cao hơn mức đáy gần nhất là 89.206.

EUR/USD giao dịch quanh mức $1.2080, sau khi chạm mức thấp nhất trong sáu tuần là $1.2052, trong khi đồng dollar trên Yên Nhật vẫn đứng yên ở mức 103.70.

USD/CAD giảm xuống $1.2750 sau khi có báo cáo về việc Biden sẽ hủy giấy phép cho đường ống Keystone XL như một trong những hành động đầu tiên của ông tại nhiệm kỳ.

Vàng ổn định ở mức $1,836/ounce sau một thời gian ngắn đạt mức thấp nhất trong sáu tuần là $1,809.90 

Những lo ngại về như cầu sử dụng trên thế giới đã giữ giá dầu trong tầm kiểm soát. Dầu thô Mỹ tăng 1 cent lên $52.37/ thùng, trong khi giá dầu Brent Future vẫn chưa giao dịch



[ad_2]

Source link