Phân tích Vàng 9/11-Để ý đến dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp

[ad_1]

Phân tích Vàng 9/11– Vàng thế giới tiếp tục suy giảm vào ngày hôm qua về dưới 1950 khi trước đó các nhà hoạch định chính sách của FED nghiêng về việc tăng lãi suất hơn nữa. Hôm nay nhà đầu tư cần để ý đến dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp từ Hoa Kỳ được công bố vào 20:30 theo giờ Hà Nội.

Vàng vẫn chịu áp lực giảm khi các nhà hoạch định chính sách của Fed ủng hộ việc thắt chặt chính sách hơn nữa trong các tuyên bố gần đây của họ, nhấn mạnh rằng cuộc chiến chống lạm phát dai dẳng còn lâu mới kết thúc. Các nhà hoạch định chính sách của Fed Michelle Bowman và Neel Kashkari đã đưa ra hướng dẫn diều hâu về lãi suất vào thứ Ba, với lý do lo ngại về lạm phát vẫn còn dai dẳng do khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ. Ngược lại, Chủ tịch Fed Chicago Austan Goolsbee vẫn tự tin về việc giảm lạm phát, đồng thời nói thêm rằng các cuộc thảo luận về việc nên tăng lãi suất bao xa và lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu.

Hôm qua thì chủ tịch Powell có bài phát biểu nhưng ông lại không bàn luận gì về chính sách tiền tệ hay triển vọng nền kinh tế. Và vào rạng sáng mai lúc 2:00 theo giờ Hà Nội (thứ 6) thì Powell tiếp tục có bài phát biểu nhà đầu tư cần lưu ý.

Trước đó thì vào 20:30 tối nay thì dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ công bố, dự kiến kỳ này là 218k cao hơn một chút so với kỳ trước là 217k.

Tóm lại: Vàng đã chịu áp lực giảm trong những ngày đầu tuần khi các quan chức FED vẫn nghiêng về hướng tiếp tục tăng lãi suất để khống chế lạm phát. Nhưng các nhà đầu tư cần lưu ý, các dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ gần đây không tốt như kỳ vọng. Nếu dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tối nay công bố vượt kỳ vọng thì vàng có thể được hỗ trợ tăng trở lại.

Về góc kỹ thuật

Vàng đã suy giảm về dưới 1950 vào hôm qua. Hiện đang có sự phục hồi tăng nhỏ, trong phiên Á ÂU có thể canh mua lướt vàng điều chỉnh sau những ngày giảm điểm.

Kháng cự quan trọng : 1957-1964-1970

Hỗ trợ quan trọng : 1946-1933.

Chiến lược tham khảo : Vàng 9/11- Mua quanh 1946, Stop 1941, TP 1956-1960.

Vàng 9/11-Phục hồi tăng

Vàng 9/11-Phục hồi tăng

Cập nhật thêm tại: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 7/9-Dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp

[ad_1]

Phân tích Vàng 7/9 – Vàng thế giới chịu áp lực suy giảm vào hôm qua từ quanh 1930 về 1915 chịu ảnh hưởng bởi giọng điệu “diều hâu” của quan chức FED và dữ liệu PMI dịch vụ Hoa Kỳ công bố tốt hơn kỳ vọng. Hôm nay thị trường chờ đợi dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp được lên lịch công bố vào 19:30.

Vàng chịu áp lực giảm sau khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu PMI Dịch Vụ tốt hơn kỳ vọng. Theo đó PMI Dịch vụ ISM của Hoa Kỳ đã tăng từ 52,7 lên 54,5 trong tháng 8, cao hơn mức kỳ vọng là 52,6. Nhìn vào một số chi tiết, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng từ 57,1 lên 57,3. Số lượng đơn đặt hàng mới tăng từ 55,0 lên 57,5. Việc làm tăng mạnh từ 50,7 lên 54,7. Giá cũng tăng từ 56,7 lên 58,9. ISM cho biết: “Mối quan hệ trong quá khứ giữa PMI Dịch vụ và nền kinh tế tổng thể chỉ ra rằng PMI Dịch vụ trong tháng 8 (54,5%) tương ứng với mức tăng 1,6% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế hàng năm”.

Thị trường đang cho rằng khả năng Fed bỏ qua việc tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 19-20 tháng 9 là gần như chắc chắn. Nhưng có khoảng gần 41% xác suất tăng từ ở kì FOMC tháng 11. Điều này đến từ việc các quan chức FED bị giằng xé giữa thực tế là tiền lương tăng và thị trường việc làm tốt sẽ cải thiện vận may kinh tế của người lao động và gia đình, và lo ngại rằng điều kiện tuyển dụng mạnh mẽ tiếp tục có thể khiến lạm phát ở mức cao.

Hôm nay Hoa Kỳ sẽ công bố nhiều dữ liệu kinh tế và nhiều quan chức FED cũng có những bài phát biểu. Thị trường sẽ chú ý nhiều đến dữ liệu “số đơn xin trợ cấp thất nghiệp” vào lúc 19:30. Nếu dữ liệu thực tế công bố yếu hơn kỳ vọng và các quan chức FED tiếp tục phát biểu “diều hâu” thì vàng tiếp tục chịu áp lực giảm. Ngược lại, nếu dữ liệu công bố vượt kỳ vọng thì vàng được hỗ trợ tăng.

Tóm lại: Vàng đang chịu áp lực suy giảm khi các quan chức FED có những phát biểu “diều hâu” và dữ liệu PMI dịch vụ của Hoa Kỳ công bố vượt kỳ vọng. Hôm nay thị trường chờ đợi dữ liệu “số đơn xin trợ cấp thất nghiệp” vào lúc 19:30.

Về góc kỹ thuật

Vàng đang chịu áp lực giảm và đang di chuyển trong kênh giá giảm và hướng về vùng Hỗ trợ Fib 61.8% của đoạn tăng trước đó ở quanh 1910. Nếu vàng suy giảm về vùng hỗ trợ này có thể xem xét mua trở lại với vàng trong ngày.

Chiến lược tham khảo : Vàng 7/9- Bán quanh 1920, Stop 1925, TP 1910. Hoặc mua quanh 1910, Stop 1905, TP 1920.

Cập nhật chi tiết: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 8/6-Dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp

[ad_1]

Phân tích vàng 8/6 – thế giới chịu áp lực giảm mạnh vào hôm qua với mức giảm khoảng 30$ trước bối cảnh các NHTW lớn như ÚC (RBA) và Canada (BOC) vẫn tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Theo đó, kỳ vọng tăng lãi suất của FED trong tháng 6 đã tăng nhẹ lên. Hôm nay thị trường chờ đợi dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ được lên lịch công bố vào 19:30.

Vào hôm qua thì hai ngân hàng trung ương lớn là RBA và BOC đã bất ngờ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Điều đó đã gây áp lực giảm lên giá vàng khi các NHTW lớn vẫn đang quyết tâm giảm lạm phát vẫn còn cách xa mục tiêu 2%. Đi theo đó thì thị trường cũng đã tăng đặt cược FED tăng lãi suất trong tháng 6 lên 33.8% từ mức 21.8% trước đó.

Theo công cụ CME FedWatch, có 66.2% khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp ngày 13-14/6. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một số ngân hàng trung ương trước đây đã tạm dừng tăng lãi suất đã nối lại chính sách thắt chặt tiền tệ do lạm phát dai dẳng, nếu những gì diễn ra tại FOMC cho thấy sẽ tạm dừng lãi suất trong tháng 6 nhưng lại có yếu tố tiềm ẩn cho các đợt tăng lãi suất tiếp theo thì vàng hứng chịu những đợt bán tháo nghiêm trọng bởi thị trường luôn hoạt động dựa vào những kỳ vọng trong tương lai.

Trước khi FED công bố lãi suất và chính sách tiền tệ vào ngày 13-14/6 thì còn một dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố là dữ liệu CPI được công bố vào thứ 3 tới. Nếu dữ liệu (CPI) lạm phát mạnh mẽ sẽ đánh bại mọi kỳ vọng về việc tạm dừng tăng lãi suất, và trái lại nếu báo cáo lạm phát cho thấy giảm xuống đáng kể sẽ là tín hiệu tích cực đối với vàng khi khả năng tăng lãi suất trong tương lai của Fed bị mất đi một hỗ trợ quan trọng.
Về dữ liệu kinh tế hôm nay thì Hoa Kỳ sẽ công bố số đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào lúc 19:30 với kỳ vọng của thị trường hiện là 236k so với 232k.

Về góc kỹ thuật

Vàng sau khi tăng lên 1970 chạm vào cạnh trên của kênh giá giảm thì đã suy giảm mạnh về 1940. Đà giảm là khá tốt và phá vỡ vùng kháng cự mạnh trước đó ở 1954. Hôm nay vùng kháng cự này là vùng bán tốt nếu có.

Tuy nhiên hiện vàng vẫn đang tích lũy trong biên độ rộng 1932-1984. Trong tuần này thì kỳ vọng vàng vẫn tiếp tục di chuyển trong range này.

Biên độ dự kiến trong ngày : 1954-1932.

Chiến lược tham khảo : Vàng 8/6 – Mua bán vàng khi tiếp cận gần biên 1932-1954, Stop 5$, TP 10-15$.

Vàng 8/6-Vàng chịu áp lực giảm

Vàng 8/6-Vàng chịu áp lực giảm

Chi tiết cập nhật: Phân tích vàng- Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

XAUUSD thất thế khi tâm lý lo ngại Fed tăng lãi suất?

[ad_1]

Dòng tiền trong ngày vẫn đang di chuyển theo xu hướng thăm dò và tránh khỏi các loại tài sản rủi ro. Lần tăng lãi suất đầu tiên trong năm 2023 sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường. Chúng ta nên làm gì với cặp

Thị trường sẽ di chuyển như thế nào trong phiên Mỹ ? Những tin tức quan trọng nào cần chú ý ? Chiến lược giao dịch hôm nay như thế nào ? Quan điểm đầu tư phái sinh sẽ được chia sẻ chi tiết trong video trên đây.

[ad_2]

Source link

Lãi suất biến động: Chênh lệch hoán đổi ngày càng thắt chặt

[ad_1]

Trong khi nguồn cung giảm trong tuần này và những người phân tích thị trường vĩ mô đang chờ đợi báo cáo vào ngày mai, một diễn biến thu hút sự chú ý của chúng tôi là mức chênh lệch hoán đổi được thắt chặt mạnh mẽ. Thông thường, sẽ có nhiều lý do cho vấn đề này, nhưng điều này khởi đầu với quyết định của kho bạc Đức vào cuối tháng 10 nhằm tăng số lượng trái phiếu cho vay trên thị trường repo – thêm 54 tỷ euro, để tài trợ một phần cho gói hỗ trợ năng lượng. Theo các nguồn tin của Bloomberg, khoản trái phiếu ròng phát hành của Đức sẽ đạt 45 tỷ euro vào năm 2023, gần gấp ba lần so với kế hoạch ban đầu là 17 tỷ euro.

Đức là thị trường trái phiếu đồng euro, nơi mà sự khan hiếm là nghiêm trọng nhất vì vậy các nguồn tin đều hướng tới việc giảm bớt lo ngại rằng hai tháng cuối năm 2022 sẽ chứng kiến ​​sự sụt giảm về tài sản thế chấp. Các yếu tố khác, chẳng hạn như sự can thiệp gia tăng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, hoặc hy vọng rằng các khoản trả nợ hoạt động tái cấp vốn dài hạn (TLTRO) với mục tiêu giải phóng một số tài sản thế chấp có thể đã giúp ích, nhưng chúng tôi chỉ liệt kê chúng như những động lực phụ của tình trạng tài sản thế chấp.

Việc mua và thắt chặt của ECB đã dẫn đến sự khan hiếm trái phiếu chính phủ Đức:

Các nhà đầu tư thận trọng giảm bớt lo ngại về rủi ro

Sau đó là các động lực vĩ ​​mô, bao gồm giảm bớt sự lo ngại về rủi ro sau khi nhận thấy sự xoay trục của ngân hàng trung ương, và nhìn chung là hiệu suất tốt hơn của các tài sản rủi ro. Thứ nhất, đúng là chênh lệch hoán đổi có xu hướng mở rộng khi mức độ lo ngại rủi ro tăng lên, nhưng chúng tôi không thực sự nghĩ rằng có nhiều sự chuyển hướng để các nhà đầu tư ăn mừng. Thứ hai, sự khan hiếm tài sản thế chấp có xu hướng chi phối các yếu tố khác trong quá khứ, vì vậy đây có vẻ là một lời giải thích hợp lý hơn đối với chúng tôi.

Cuối cùng, chúng tôi sẽ không đánh giá thấp tác động của việc phát hành trái phiếu ngắn hạn. Phải thừa nhận rằng báo cáo tuần này không quá tiêu cực đối với năm nay, nhưng chúng tôi dự đoán các nhà đầu tư sẽ đặc biệt miễn cưỡng mua trái phiếu vì ngày kết thúc của chu kỳ thắt chặt này dường như kéo dài hơn trong tương lai. Hàng loạt bình luận mang tính diều hâu từ Kazaks và De Guindos ngày hôm qua báo hiệu rủi ro này.

Chênh lệch hoán đổi của Đức đã thắt chặt nhưng tín phiếu vẫn kéo giãn so với giao dịch hoán đổi OIS.

[ad_2]

Source link

Các ngân hàng trung ương bắt đầu thắt chặt chính sách. Fed sẽ đi theo sau?

[ad_1]

Sau nhiều báo cáo kinh tế quý 1 từ khắp nơi trên thế giới, việc thiếu những dữ liệu có thể làm thị trường biến động, cho thấy là khả năng giao dịch sẽ trầm lắng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy điều ngược lại hoàn toàn trong tuần này, khi các ngân hàng trung ương của New Zealand và Anh đưa ra dấu hiệu thắt chặt.

 Đồng Bảng đã tăng vọt hôm nay nhờ bình luận của Gertjan Vlieghe, thành viên Ngân hàng Trung ương Anh, rằng lãi suất có thể tăng ngay trong nửa đầu năm sau nếu thị trường việc làm phục hồi nhanh hơn dự kiến. Tiếp theo đó là bình luận của Thủ tướng Boris Johnson gần như ngay lập tức rằng không gì, trong dữ liệu về COVID gần đây, có thể trì hoãn việc mở cửa lại ngày 21 tháng 6. Sự lạc quan của Vlieghe và sự phục hồi của đồng Bảng Anh phù hợp với những cải thiện về dữ liệu và dự báo tổng thể của ngân hàng trung ương về đà phục hồi nhanh hơn. Khi gặp nhau lần cuối vào đầu tháng 5, BoE cho biết họ hy vọng nền kinh tế sẽ trở lại mức trước đại dịch vào cuối năm nay. Mặc dù BoE cũng đã giảm tốc độ mua tài sản, nhưng đồng Bảng Anh đã bị bán tháo vào thời điểm đó vì ngân hàng trung ương không thay đổi định hướng về thời điểm lãi suất sẽ tăng. Đây là một trong những lần đầu tiên chúng tôi nghe thấy một nhà hoạch định chính sách cụ thể về việc sớm thắt chặt và kết quả là chúng tôi dự đoán sẽ tăng lên mức cao nhất trong ba năm và sẽ hướng tới mức thấp nhất năm 2020 trong những tuần tới.

 Ngân hàng Dự trữ New Zealand cũng dự báo sẽ tăng lãi suất trong quý hai năm 2022. Đây là dự báo chính thức đầu tiên từ ngân hàng trung ương kể từ sau đại dịch, và hiện tại, đây là lời kêu gọi quyết liệt hơn đối với Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng trung ương châu Âu. Do đó, chúng tôi kỳ vọng NZD và GBP sẽ tăng so các đồng tiền chính khác trong những tuần tới.

 Câu hỏi lớn bây giờ là: Ai sẽ thay đổi định hướng tiếp theo? Mọi con mắt đều đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang, với dữ liệu PCE dự kiến ​​phát hành vào thứ Sáu. Chi tiêu cá nhân là một trong những thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Chỉ số PCE dự kiến ​​sẽ tăng mạnh, với các nhà kinh tế đang dự đoán mức tăng PCE lõi là 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù Fed đã nói rõ rằng họ nhận thấy bất kỳ đà tăng nào của lạm phát cũng chỉ là tạm thời, nhưng mức tăng lớn hơn dự kiến ​​có thể khiến tăng cao hơn. Tuy nhiên, bất kỳ đà tăng nào cũng có thể bị hạn chế bởi thu nhập cá nhân và các con số chi tiêu cá nhân được cho là sẽ thấp hơn. Đối với các báo cáo của ngày hôm nay, tiếp tục giảm, nhưng sự sụt giảm bất ngờ đã được báo cáo trong và . Fed có thể không phải là người cuối cùng thắt chặt, nhưng hiện tại với tâm lý thất vọng chiếm ưu thế, đồng Đô la Mỹ có thể hoạt động kém hơn khi các nhà giao dịch dự đoán Fed sẽ tụt lại phía sau.

  cao hơn đã giúp đồng tiếp tục tăng so với đồng bạc xanh, nhưng và không tham gia vào đà tăng. Điều đó có thể thay đổi vào ngày mai đối với đồng Euro khi chúng tôi dự đoán sự gia tăng về giá nhập khẩu của Đức và các con số tin cậy của Eurozone. Áp lực lạm phát toàn cầu đã gia tăng, trong khi khu vực đồng Euro mở cửa trở lại sẽ củng cố niềm tin.



[ad_2]

Source link

Thị trường ngoại hối hôm nay: Dữ liệu của ngày thứ Sáu sẽ làm thị trường thất vọng?

[ad_1]

Thứ Sáu sẽ là một ngày bận rộn đối với các nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối, dữ liệu PMI và báo cáo doanh số bán lẻ được dự kiến phát hành từ mọi nơi trên thế giới. Các loại tiền tệ đang giao dịch mạnh mẽ trước những báo cáo này, với các nhà đầu tư đều mong đợi dữ liệu sẽ tích cực. Các loại tiền tệ hoạt động tốt nhất là Đô la Úc và New Zealand. Mặc dù Úc đã báo cáo việc làm giảm trong tháng 4, trái với dự kiến tăng của các nhà kinh tế, các nhà đầu tư đã được khuyến khích bởi tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn và tăng trưởng việc làm toàn thời gian. Doanh số bán lẻ và số PMI sẽ được Úc công bố vào tối nay, và hoạt động kinh tế có thể sẽ tiếp tục tăng. Bộ trưởng Tài chính Steven Kennedy bày tỏ sự tin tưởng vào nền kinh tế khi hôm qua ông nói rằng “Sự phục hồi kinh tế của Úc mạnh hơn nhiều nước khác”.

Sau khi bị bán tháo trong thời gian ngắn vào thứ Tư, đồng Đô la Canada đã quay trở lại mức cao nhất trong sáu năm so với Đô la Mỹ. Thị trường đã lướt qua sự sụt giảm của giá dầu, sự gia tăng của giá nhà và báo cáo của ADP về tăng trưởng việc làm của khu vực tư nhân vào tháng Tư. Như đã nói, doanh số bán lẻ của Canada vào ngày mai có thể sẽ không tích cực vì hầu hết Canada đã bị phong tỏa vào tháng trước và hầu hết các chính quyền cấp tỉnh dự kiến ​​sẽ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế trong tháng tới. Ontario gần đây đã kéo dài thời gian phong tỏa khẩn cấp trên toàn tỉnh cho đến ngày 2 tháng 6, Nova Scotia đến giữa tháng 6 và ở British Columbia, dịch vụ ăn uống trong nhà vẫn đóng cửa. Đồng Đô la Canada là một trong những đồng tiền mạnh nhất, nhưng những con số chi tiêu yếu có thể sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá .

Các đồng tiền châu Âu cũng giao dịch cao hơn so với đồng bạc xanh, với tỷ giá ở mức 1,22. Sau khi thấy các báo cáo ZEW và IFO của Đức tăng cao hơn, chúng tôi kỳ vọng PMI sẽ mạnh hơn. Không giống như Canada, quốc gia vẫn bị phong tỏa, nhiều quốc gia khu vực đồng Euro đã nới lỏng các biện pháp hạn chế trong tháng này. Hoạt động kinh tế dự kiến ​​sẽ tăng đáng kể và các chỉ số PMI sẽ là báo cáo đầu tiên phản ánh những cải thiện này. Chúng tôi cũng dự đoán chỉ số PMI và doanh số bán lẻ của Vương quốc Anh sẽ mạnh hơn. Vương quốc Anh đang trên đà chấm dứt tất cả các biện pháp hạn chế đại dịch còn lại vào ngày 21 tháng 6. Với thời tiết cải thiện, tháng 5 lẽ ra phải là một tháng rất tốt cho hoạt động chi tiêu và kinh doanh. Nếu cả hai đều báo cáo tích cực hơn kì vọng, sẽ có thể lên trên 1,42.

Đồng Đô la Mỹ giao dịch thấp hơn so với tất cả các loại tiền tệ chính khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm, từ bỏ tất cả mức tăng của ngày hôm qua. Trong khi các nhà hoạch định chính sách cho biết các cuộc thảo luận về thắt chặt chính sách có thể bắt đầu vào tháng 6, những thất vọng về dữ liệu gần đây sẽ làm trì hoãn chúng. Chỉ số Fed Philadelphia đã giảm mạnh trong tháng 5, từ 50,2 xuống 31,5. Các nhà kinh tế đã dự đoán sự sụt giảm, nhưng không phải ở mức độ này. Số đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng ít hơn dự kiến ​​nhưng số đơn đề nghị tiếp tục hưởng trợ cấp tăng cao hơn. Mặc dù không ai đặt câu hỏi về độ bền của sự phục hồi của Hoa Kỳ, nhưng cũng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy động lực đang tăng. Vì vậy, nếu các báo cáo kinh tế của ngày mai cho thấy sự phục hồi toàn cầu, tiền có thể chảy từ Đô la sang các loại tiền tệ rủi ro hơn và có định hướng tăng trưởng.

Miễn trừ Trách nhiệm: Công ty TNHH Fusion Media lưu ý người sử dụng rằng các dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hoặc chính xác. Tất cả các Hợp Đồng CFDs (cổ phiếu, chỉ số, hợp đồng tương lai) và giá cả Forex không được cung cấp bởi các sở giao dịch mà bởi các nhà tạo lập thị trường, và như vậy giá có thể không chính xác và khác với giá thực tế trên thị trường, nghĩa là giá cả chỉ mang tính biểu thị và không thích hợp cho các mục đích giao dịch. Vì vậy Công ty TNHH Fusion Media hoàn toàn không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự thua lỗ kinh doanh nào có thể xảy ra khi bạn sử dụng dữ liệu này.
Công ty TNHH Fusion Media hoặc bất kỳ ai luên quan đến công ty TNHH Truyền thông Fusion sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thất thoát hoặc tổn thất nào do việc tin cậy vào thông tin bao gồm dữ liệu, báo giá, biểu đồ và các tính hiệu mua/bán trên trang web này. Vui lòng lưu ý đến rủi ro và chi phí đi cùng với việc giao dịch các thị trường tài chính, là một trong những hình thức đầu tư rủi ro cao nhất có thể có.



[ad_2]

Source link

USD/CAD: Quyết định từ FED làm thất vọng các nhà đầu tư

[ad_1]

Xu hướng hiện nay

Giá đang giảm, giao dịch ở mức 1.2395.

Hôm qua, sau quyết định từ FED và cuộc họp báo sau đó, chỉ số đồng dollar Mỹ đã giảm 0,6 điểm và hiện giao dịch ở mức 91,450. Lời bình luận của cơ quan quản lý đã làm thất vọng những nhà giao dịch trên thị trường, những người hy vọng vào sự thay đổi nhanh chóng chính sách tiền tệ. Lãi suất vẫn ở mức 0,25%, và trong các bình luận sau đó, người đứng đầu bộ phận, ông Jerome Powell nói rõ rằng sẽ không có kế hoạch điều chỉnh nào trong tương lai gần. Việc mua trái phiếu Kho bạc với trị giá 80 tỷ đô la mỗi tháng vẫn sẽ tiếp tục, và 40 tỷ đô la khác sẽ được mua thêm trái phiếu thế chấp. Như các quan chức giải thích, nền kinh tế còn một chặng đường dài để đạt được các mục tiêu về việc làm và lạm phát, điều này sẽ mất rất nhiều thời gian.

Giá đang giảm, mặc dù, dữ liệu kinh tế vĩ mô từ Canada tệ hơn so với dự đoán. Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản trong tháng 2 tăng 0,3% cùng kỳ tháng so với mức tăng dự kiến ​​là 0,5%. Điều này được phản ánh lên lãi suất hàng năm, khi chỉ tăng 1,2% cùng kỳ năm so với 1,4% dự kiến.  Chỉ số giá tiêu dùng trong cùng thời kỳ chỉ tăng 0,5% cùng kỳ tháng, trong khi tăng trưởng được dự báo là 0,7%.

Các mức hỗ trợ và kháng cự

Trên biểu đồ cục bộ, giá đã đạt mức đỉnh cục bộ. Các chỉ báo kỹ thuật đang cho tín hiệu bán. Các đường EMA nhanh của chỉ báo “Alligator” nằm dưới đường tín hiệu, histogram của chỉ báo dao động AO đang ở vùng bán.

  • Các mức kháng cự: 1.2440, 1.2610.
  • Các mức hỗ trợ: 1.2362, 1.2200.
USD/CAD H4

Miễn trừ Trách nhiệm: Công ty TNHH Fusion Media lưu ý người sử dụng rằng các dữ liệu trên trang web này không nhất thiết là theo thời gian thực hoặc chính xác. Tất cả các Hợp Đồng CFDs (cổ phiếu, chỉ số, hợp đồng tương lai) và giá cả Forex không được cung cấp bởi các sở giao dịch mà bởi các nhà tạo lập thị trường, và như vậy giá có thể không chính xác và khác với giá thực tế trên thị trường, nghĩa là giá cả chỉ mang tính biểu thị và không thích hợp cho các mục đích giao dịch. Vì vậy Công ty TNHH Fusion Media hoàn toàn không chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự thua lỗ kinh doanh nào có thể xảy ra khi bạn sử dụng dữ liệu này.
Công ty TNHH Fusion Media hoặc bất kỳ ai luên quan đến công ty TNHH Truyền thông Fusion sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thất thoát hoặc tổn thất nào do việc tin cậy vào thông tin bao gồm dữ liệu, báo giá, biểu đồ và các tính hiệu mua/bán trên trang web này. Vui lòng lưu ý đến rủi ro và chi phí đi cùng với việc giao dịch các thị trường tài chính, là một trong những hình thức đầu tư rủi ro cao nhất có thể có.



[ad_2]

Source link

USD / CHF trong biên độ hẹp sau khi dữ liệu tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ yếu

[ad_1]

  • Giá USD / CHF nằm trong biên độ hẹp sau khi dữ liệu việc làm của Thụy Sĩ yếu
  • Tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng lên 3,7% vào tháng Giêng.
  • Dữ liệu được đưa ra vài ngày sau khi số lượng việc làm ở Mỹ yếu.

Tỷ giá USD / CHF đang giữ ổn định ở mức thấp nhất kể từ thứ Năm tuần trước khi các nhà đầu tư ngoại hối phản ứng với số lương phi nông nghiệp của Mỹ và số thất nghiệp của Thụy Sĩ.

Số lượng việc làm ở Mỹ và Thụy Sĩ yếu

Vào thứ Sáu, Cục Thống kê Lao động (BLS) đã công bố số lượng việc làm yếu của Hoa Kỳ dẫn đến một đợt bán tháo đồng đô la lớn. Văn phòng cho biết nền kinh tế Mỹ chỉ có thêm 40.000 việc làm trong tháng Giêng khi nhiều bang tiếp tục thực hiện các biện pháp khóa cửa. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 6,7% xuống 6,3% trong khi tăng trưởng tiền lương tăng từ 5,4% lên 5,6%.

Ngày nay, văn phòng thống kê Thụy Sĩ cũng công bố số lượng việc làm tương đối yếu . Tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng từ 3,5% trong tháng 12 lên 3,7% vào tháng Giêng. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 1 năm 2017. Nó cũng đang tăng đều đặn kể từ tháng 11 khi nó giảm xuống còn 3,2%.

Tổng cộng, hơn 169.000 người đã đăng ký với văn phòng thất nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sĩ vẫn tốt hơn so với các nước tương đương. Ở Đức, tỷ lệ này là 5,9% trong khi ở Thụy Điển, nó đã tăng lên hơn 8%.

Trong những ngày gần đây, tỷ giá USD / CHF cũng phản ứng với những con số trái chiều từ Thụy Sĩ. Tuần trước, dữ liệu từ Ban Thư ký Kinh tế Nhà nước (SECO) cho thấy tâm lý người tiêu dùng đã giảm trong tháng Giêng. Và tuần trước, một công ty thống kê đã công bố dữ liệu PMI sản xuất tương đối mạnh mẽ.

Cuối tuần này, USD / CHF sẽ phản ứng với các con số lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào thứ Tư. Các nhà kinh tế được Reuters thăm dò kỳ vọng dữ liệu cho thấy CPI tổng thể đã tăng lên 1,5% trong tháng Giêng. Ngoài ra, cặp đôi sẽ phản ứng với những con số yêu cầu thất nghiệp mới nhất và cuộc tranh luận đang diễn ra về biện pháp kích thích của Mỹ tại Quốc hội.

Triển vọng kỹ thuật USD / CHF

Trên biểu đồ H4 có thể thấy rằng, tỷ giá vẫn đang trong xu hướng tăng ngắn hạn. Tuy nhiên, kết thúc phiên giao dịch cuối tuần qua, giá đã giảm sau khi chạm tới vùng kháng cự 0.9049 và có thể giảm tiếp tục 1 sóng nhỏ nữa rồi mới tiếp tục xu hướng tăng chính. Mục tiêu giá có thể giảm lại về vùng hỗ trợ cũng là đường viền cổ của mô hình vai đầu vai ngược vùng 0.8920, hoặc chỉ tới vùng 0.8945 và hình thành mô hình tăng giá tiếp tục. Hoặc giá có thể tăng mạnh luôn từ vùng giá hiện tại 0.900, hướng mục tiêu 0.9100 ( đây là vùng giá mục tiêu bằng chiều cao mô hình vai đầu vai ngược)

Biểu đồ USDCHF



[ad_2]

Source link