Dollar suy yếu trong ngày giao dịch đầu tiên của năm mới, báo trước rằng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới

[ad_1]

Chỉ số DXY đạt mức đáy năm 2018 so với các đồng tiền bao gồm đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng Ringgit của Malaysia, trong khi cũng giảm so với các đồng tiền trong Nhóm G-10. Chỉ số quản trị mua hàng (Purchasing managers indexes) của Nhật Bản và Indonesia cho thấy mức tăng trong tháng cuối cùng của năm trước, dữ liệu hôm thứ Hai cho thấy.

“Sự không chắc chắn đang giảm dần và sự phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu sẽ có lợi cho phần còn lại của thế giới, vì vậy chúng tôi nghĩ rằng USD sẽ tiếp tục suy yếu,” Patrik Schowitz, chiến lược gia đa tài sản toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, viết trong một lưu ý. Sự suy yếu của đồng Dollar có thể đáng chú ý nhất “so với đồng tiền của các thị trường đang phát triển, vốn hưởng lợi theo chu kỳ và hiện vẫn tương đối rẻ.”

Nhân dân tệ trong nước (CNY) đã phá vỡ mức 6.5 lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm 2018, trong khi đồng Ringgit vượt qua mốc 4 so với đồng Dollar. Đồng Rupiah của Indonesia tăng hơn 1%, trong khi Dollar Úc và New Zealand nhạy cảm với tâm lý rủi ro cũng mạnh lên.

“Sự tăng trưởng của Trung Quốc vẫn mạnh mẽ trong khi Mỹ và châu Âu đang phải vật lộn để ngăn chặn Covid-19 và điều đó đang giúp đồng Nhân dân tệ kéo dài đà tăng trong năm mới,” Ken Cheung, Giám đốc chiến lược ngoại hối khu vực châu Á tại Mizuho Bank Ltd., cho biết. “Đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá hơn nữa từ mức này, vì Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về mức độ phục hồi kinh tế trong nửa đầu năm. Đồng tiền này có thể sẽ kiểm tra mốc 6.3 trong những tháng tới.”

Sự lạc quan về vắc-xin và hy vọng về kích thích tài khóa bổ sung của Hoa Kỳ đã làm tăng nhu cầu đối với tài sản rủi ro và đè nặng lên đồng Dollar. Những dự báo về sự suy yếu của đồng Bạc Xanh cũng đang tăng lên với những công ty như Goldman Sachs Group Inc. và BlackRock Inc khuyến nghị nắm giữ đồng tiền của các thị trường đang phát triển hơn là đồng Bạc Xanh.



[ad_2]

Source link

USD tiếp tục phục hồi nhờ lợi suất TPCP Mỹ tăng cao giữa bối cảnh triển vọng kích thích tài khóa

[ad_1]

Chỉ số DXY đã phục hồi từ mức thấp nhất trong gần ba năm đạt được vào tuần trước khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên đạt đỉnh 1% kể từ tháng 3 và tăng cao tới 1.15% vào sáng nay.

Sự hỗ trợ từ lợi suất tăng cho đến nay đã đánh bay những lo lắng rằng chi tiêu tài khóa tăng thêm có thể kích hoạt lạm phát cao hơn, điều mà thường khiến đồng Bạc xanh trở nên kém hấp dẫn.

Nhiều nhà phân tích kỳ vọng đồng tiền của Mỹ sẽ tiếp tục đà giảm năm 2020 tới gần 7% trong bối cảnh kích thích tài khóa sẽ thúc đẩy tâm lý ưa rủi ro và quá trình triển khai vắc-xin sẽ làm sáng tỏ triển vọng kinh tế toàn cầu.

Osamu Takashima, người đứng đầu chiến lược G10 FX tại Citigroup Global Markets Japan ở Tokyo, cho biết: “Mọi chuyện đang rất phức tạp vì lợi suất cao hơn của Hoa Kỳ đang khiến đồng USD tăng trở lại, nhưng kích thích có thể hỗ trợ chứng khoán Hoa Kỳ và đồng USD sẽ lại suy yếu”.

“Trong trung hạn, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm bearish đối với đồng USD”.

Các nhà đầu cơ trên thị trường ngoại hối đang cực kỳ bearish đối với đồng đô la, dữ liệu của Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ công bố vào thứ Sáu cho thấy.

Chỉ số DXY ít thay đổi ở mức 90.514 đầu phiên giao dịch châu Á, chỉ số này đã tăng tới mức 90.73 vào hôm qua lần đầu tiên kể từ ngày 21 tháng 12. Trước đó nó giảm xuống 89.206 vào ngày 6 tháng 1, mức chưa từng thấy kể từ tháng 3 năm 2018.

USD/JPY tăng 0.04% xuống mức 104.28, sau khi tăng lên mức cao nhất trong một tháng tại 104.40 vào thứ Hai.

Đồng euro chủ yếu ổn định ở mức 1.2151 sau khi trượt xuống 1.21320 trong phiên trước đó lần đầu tiên kể từ ngày 21 tháng 12.

Trong khi đó, bitcoin đang giao dịch dưới 35,000 USD khi đợt tăng giá nóng gần đây đã chững lại kể từ khi nó tăng vọt lên mức cao nhất mọi thời đại tại 42,000 USD vào ngày 8 tháng 1.



[ad_2]

Source link