Phân tích Vàng 4/9 – Vàng thế giới chịu áp lực suy giảm điều chỉnh vào cuối tuần trước sau khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu bảng lương Nonfarm tốt hơn kỳ vọng. Nhưng đà giảm đã không nhiều khi các dữ liệu kinh tế khác vẫn yếu hơn kỳ vọng như tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập trung bình theo giờ…. Phiên giao dịch đầu tuần hôm nay kỳ vọng vàng di chuyển hẹp khi không có dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố và Hoa Kỳ bước vào kỳ nghỉ lễ nhân ngày “lễ lao động”. Vàng kết thúc sớm vào khoảng 0:15 ngày 5/9 theo giờ Hà Nội.
Báo cáo việc làm cho thấy 187.000 việc làm đã được bổ sung trong tháng 8, với kỳ vọng đồng thuận về khoảng 170.000 việc làm được thêm vào. Trong khi đó, dữ liệu việc làm trong tháng 6 và tháng 7 được điều chỉnh giảm mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng lên 3,8% so với dự báo của các nhà kinh tế là 3,5%. Dữ liệu là hỗn hợp mặc dù NFP đã hạn chế đà tăng của vàng nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ tháng 4/2022 đã hỗ trợ cho vàng không bị suy yếu mặc dù dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp cao hơn dự kiến một chút.
Khả năng tăng lãi suất tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang đã giảm bớt sau phiên giao dịch ngày thứ Sáu tuần trước. Theo công cụ CME FedWatch, thị trường kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 9 là 93% và có khoảng 35.7% khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 11, trong khi đó xác suất giữ nguyên là 62%. Khả năng giữ nguyên lãi suất của Fed trong tháng 9 và tháng 11 càng áp đảo thị trường thì sẽ càng giúp vàng được hỗ trợ ổn định.
Phân tích Vàng 7/8– Vàng được hỗ trợ tăng vào cuối tuần trước sau khi Hoa Kỳ công bố bảng lương Nonfarm không được như kỳ vọng. Tuy Nonfarm ủng hộ tăng nhưng giá vàng vẫn đang di chuyển trong kênh giá giảm. Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng công bố dự kiến giá vàng di chuyển trong biên 1938-1952.
Dữ liệu bảng lương Nonfarm đã hỗ trợ giá vàng tăng. Báo cáo bảng lương phi nông nghiệp mới nhất cho thấy 187.000 việc làm đã được tạo thêm trong tháng 7, trong khi các nhà kinh tế dự kiến mức tăng là 200.000. Trong khi đó, tiền lương đã tăng 0,4% trong tháng trước. Điều này mang lại cho các nhà đầu tư một chút nhẹ nhõm và cũng là một sự khích lệ nữa rằng Fed rất có thể sẽ phản ánh những con số này theo hướng tích cực và hy vọng nó sẽ hỗ trợ quyết định ngừng tăng lãi suất của họ trong tương lai sau khi Fed đã tăng lãi suất tại 11 trong số 12 cuộc họp chính sách gần đây nhất trong nỗ lực đẩy lùi lạm phát, với mức tăng 25bps vào ngày 26/7 đã đẩy lãi suất qua đêm chuẩn của Fed lên mức 5,25% -5,50%.
Mặc dù dữ liệu bảng lương Nonfarm giúp vàng phục hồi đáng kể những thị trường sẽ quan tâm đến những dữ liệu quan trọng khác vào tuần này để có thêm định hướng xu hướng với CPI và PPI sẽ được công bố. Nếu dữ liệu CPI và PPI cho thấy lạm phát tiếp tục giảm thì vàng sẽ nhận được hỗ trợ khi tâm lý FED sẽ dừng tăng lãi suất được đẩy lên cao và ở trường hợp này vàng sẽ có khả năng đảo chiều rất mạnh mẽ. Nhưng, nếu những dữ liệu này cho thấy lạm phát không hạ nhiệt theo mục tiêu của FED, tâm lý tăng lãi suất cho kì FOMC tiếp theo sẽ được đẩy lên và vàng sẽ tiếp tục phải chịu áp lực bán tháo.
Tóm lại Vàng đã được hỗ trợ tăng sau khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu bảng lương Nonfarm không được như kỳ vọng. Vàng đã tăng từ quanh 1925 lên gần 1947. Hiện đà tăng có thể sẽ tiếp tục với chiều hướng tăng nhẹ và thị trường sẽ chờ đợi thêm các dữ liệu kinh tế quan trọng khác được công bố trong tuần này như CPI và PPI.
Về góc kỹ thuật
Vàng đã phục hồi tăng khá tốt vào thứ 6 tuần trước. Tuy nhiên giá vàng vẫn đang di chuyển trong kênh giá giảm. Với vùng kháng cự biên trên của kênh giá nằm trong khoảng 1952-1955.
Do đà tăng của vàng vào thứ 6 tuần trước là tốt và di chuyển ổn định trên vùng hỗ trợ 1938-1940 cho thấy đà tăng có thể tiếp tục và hướng về vùng kháng cự 1952.
Biên độ dự kiến trong ngày : 1938-1952.
Chiến lược tham khảo : Vàng 7/8- Mua bán vàng khi tiếp cận gần biên 1938-1952, Stop 5$, TP 10$.
tuần 30-2023 sau cú giảm sâu đã có đợt phục hồi mạnh với Hỗ trợ quan trọng tại 137.50 vượt ngưỡng tâm lý 140.00.
Về cơ bản, cấu trúc kỹ thuật cho thấy xu hướng trung hạn của USD/JPY là đợt tích luỹ trong tam giác cân rất lớn sau đợt tăng mạnh.
Trong tuần, để chuẩn bị cho các tin tức quan trọng từ FED, ECB, BOJ, chúng ta cùng phân tích kỹ hơn các vùng giá của USD/JPY để có kế hoạch và cùng chờ đợi:
Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle
Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle thể hiện rất rõ trên khung H4 biểu đồ kỹ thuật USD/JPY với cấu trúc đỉnh thấp dần và đáy cao dần:
USD/JPY tuần 30-2023 khung 4 giờ tích luỹ biên độ rộng trong tam giác cân
Hai thời điểm tạo đỉnh trước đó tại phạm vi 152.00 và 145.00 là các thời điểm khi quan sát kỹ, chúng ta thấy xuất hiện những tin đồn và một phần sự thật với các lo ngại có sự can thiệp từ chính phủ Nhật Bản để hạn chế đà giảm đồng Yên Nhật so với đồng Đô la Mỹ.
Lần gần nhất Bộ Tài Chính Nhật phải can thiệp trực tiếp là vào tháng 12-2022 bằng cách bán ra đồng USD, mua vào đồng Yên Nhật khi đồng Yên Nhật mất giá sâu và nằm ở ngưỡng 152 Yên đổi 1 USD.
Tại vùng đỉnh tiếp theo 145.00, tin đồn về sự can thiệp của Bộ Tài Chính Nhật Bản trở lại. Tuy nhiên tin đồn này đã không trở thành sự thực khi Nhật Bản không có sự can thiệp nào. Chính vì vậy đà giảm của cặp USD/JPY đã tạm dừng ở hỗ trợ 137.50.
Hai Vùng đáy được nhận dạng rõ ràng để hình thành hỗ trợ tam giác nằm ở vùng 127.50 và vùng 130.5. Sau đó đồng Yên Nhật tiếp tục mất giá khi lạm phát gia tăng trong khi BOJ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất âm và Kiểm soát đường cong lợi tức. FED tăng lãi liên tục làm cho khoảng cách chính sách ngày càng được nới rộng kéo theo sự mất giá của đồng Yên mạnh mẽ hơn.
Với cấu trúc hiện tại từ biểu đồ kỹ thuật USD/JPY, Tôi cho rằng đợt tích luỹ sẽ có tiềm năng tiếp diễn khi thị trường tiếp tục có những kỳ vọng trái chiều với USD và JPY. Và điều này sẽ được thể hiện rõ sau khi kết thúc tuần giao dịch thứ 30:
Về phía BOJ: Các nhà đầu tư kỳ vọng BOJ sẽ bắt đầu có những thay đổi về chính sách bằng hành động cụ thể. Mà có lẽ thay đổi nhỏ đầu tiên sẽ đến từ chính sách kiểm soát đường cong lợi tức khi Lạm phát cốt lõi của Nhật Bản đã vượt Mỹ sau 15 năm.
Về phía FED: Các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất sau đợt tăng lãi vào tháng 07.
Kỳ vọng trái chiều này cùng với hành động từ phía hai ngân hàng Trung Ương sẽ tiếp tục chi phối xu hướng của USD/JPY trong giai đoạn sắp tới.
Kháng cự quan trọng trên USD/JPY:
143.5 – 144.00: Kháng cự tiềm năng được tạo bởi đường Kháng cự của tam giác cân được duy trì trong trung hạn từ tháng 11-2022 tới hiện tại.
145.50 – 146.00: Kháng cự tại đình thứ hai thấp dần so với đỉnh gần nhất tại 152.00. Vùng này sẽ là kháng cự tâm lý khó chịu khi đồng thời xuất hiện Cụm Mô hình 2 đỉnh với đáy trung tâm nằm tại 137.50.
Kháng cự 150.00: Kháng cự tâm lý và là khu vực đáy của đồng JPY trong nhiều thập kỷ.
Hỗ trợ quan trọng trên USD/JPY cần theo dõi:
139.50 – 140.00: Hỗ trợ tâm lý trước đây là kháng cự hiện tại chuyển thành hỗ trợ.
137.00 -137.50: Hỗ trợ xác lập ở thời điểm USD/JPY rebounce sau cú giảm 900 pips từ đỉnh thứ hai. Vùng giá này trước đó là kháng cự rất quan trọng nhưng đã chuyển vai trò và chức năng thành Hỗ trợ sau khi bị phá vỡ.
H1 sẽ tạo cờ tăng để tiếp tục tăng về kháng cự tam giác!?
Khung 1 giờ trên biểu đồ kỹ thuật USD/JPY đang có đợt phục hồi mạnh sau cú trượt 900pips trước đó. Điều quan trọng là tỷ giá USD/JPY đã vượt lên trên ngưỡng kháng cự thứ cấp trong phạm vi 140.50 rất rõ ràng và đang có dấu hiệu điều chỉnh về kiểm tra lại ngưỡng này trước khi tiếp tục đà phục hồi:
Cờ tăng khung H1 cặp USD/JPY tuần 30-2023
Trong trường hợp RSI oversold tại 140.50 có thể sẽ kích hoạt một đợt đánh lên nữa yêu thích với phe Bull. Trên khung 1 giờ, mức phá vỡ và tăng thêm 1.06% là rất đáng để xem xét, tạm coi đó là một xu hướng trong ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội tiếp tục giao dịch lên theo xu hướng.
Bây giờ, Tôi sẽ dùng Fibonacci Retracement cho đợt phục hồi từ 137.50 để tìm kiếm vùng giá tương đối cho Mô hình cờ tăng dự kiến:
Điểm xoay quyết định xu hướng tiếp theo trên USD/JPY tuần 30-2023
Như vậy, Fibo 38.2% nằm ở 140.28 sẽ là hỗ trợ tiềm năng để phe bull tìm kiếm cơ hội đánh lên theo đợt tăng hiện tại. Ngoài ra, nếu vùng giá này bị phá vỡ, phe Bull buộc sẽ phải ngồi ngoài chờ đợi vùng mua tiếp theo ở khu vực 2 đáy 137.50.
Phe Bear cùng sẽ tìm kiếm các tín hiệu phá vỡ 140.00 để bán về 137.50 hoặc sẽ phải ngồi ngoài cho tới khi USD/JPY tiếp cận kháng cự tam giác lần thứ 3 tại 142.52 đồng thời là Fibo 127.2% của đợt tăng hiện tại.
Giao dịch USD/JPY trong tuần thế nào!?
Với các phân tích phía trên và sự phức tạp của thị trường đặc biệt là vào thời điểm cuối tuần khi FED, ECB, BOJ đều đưa ra quyết định chính sách lãi suất và các điều chỉnh kỳ vọng kinh tế tiếp theo. Tôi sẽ xem xét vùng 140.00 – 140.28 như điểm xoay để giao dịch.
Phe Bull: Nếu xuất hiện tín hiệu reject giá bằng nến Hammer, Morning Star, Bullish Engulfing tại 140.00 – 140.28 sẽ tiếp tục đánh lên với mục tiêu 142.00, 143.52. Giao dịch này sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá giảm và đóng cửa dưới 139.48
Phe Bear: Nếu xuất hiện tín hiệu phá vỡ vùng 140.00 – 140.28 thì tham gia giao dịch đánh xuống với mục tiêu 138.50 và 137.50. Phe Bear sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá tăng trở lại ngưỡng 140.62
Với phe Bear khi tín hiệu phá vỡ 140.00 theo hướng giảm xuất hiện, nó cũng sẽ đồng thời xác nhận đỉnh thấp dần trên khung 4 giờ cho phép kỳ vọng giảm sâu hơn.
USD/JPY tuần 30-2023 khung 4 giờ đề phòng Phân kỳ âm
Việc ngăn cản tôi tìm cơ hội bán USD/JPY ở vùng giá này hiện tại chính là quyết định từ 3 ngân hàng trung ương chưa được công bố. Bởi cấu trúc giá và RSI khung 4 giờ cho tín hiệu phân kỳ âm cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, trước cơn bão lớn, thị trường thường bình lặng. Và Tôi muốn chờ lũ tới sau đó cuốn theo dòng thay vì đoán mò và lao vào trước khi biết xu hướng cơn lũ chảy về đâu.
Phân tích Vàng 24/7– Vàng thế giới có sự sụt giảm vào cuối tuần trước về quanh 1956 khi thị trường “tiêu hóa” tin tức FED sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tuần này. Tuần này thì có rất nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố, nhưng nhà đầu tư sẽ chú ý nhiều hơn đến cuộc họp chính sách của FED vào 26/7 tới.
Thị trường hầu như đã “tiêu hóa” xong kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào 26/7 tới. Việc Fed sẽ tăng thêm 25bps trong tuần này là không có gì bất ngờ bởi trước đó nó đã được thị trường định giá và phản ứng đầy đủ, vì vậy vấn đề nan giải là liệu Fed tăng lãi suất thêm nữa sau khi tăng 25 điểm cơ bản vào 26/7 và khẳng định rằng họ có thể cần phải tăng lãi suất một hoặc nhiều lần hay không, hay liệu họ nghiêng nhiều hơn về lập trường phụ thuộc vào dữ liệu.
Nếu cuộc họp FOMC sắp tới cho thấy mức tăng thêm 25bps ở kỳ này đưa lãi suất lên khoảng 5,25% – 5,50% là mức đỉnh lãi suất thì vàng sẽ nhận hỗ trợ để tiếp tục tăng giá trở lại. Ngược lại, nếu Fed tiếp tục phát đi những thông điệp “Diều hâu” hơn nữa thì vàng sẽ chịu áp lực bán nhanh chóng.
Phân tích Vàng 21/7– Vàng thế giới di chuyển trong biên 1965-1987 vào hôm qua. Vào đầu ngày thì vàng đã được hỗ trợ tăng và suy giảm sau đó về quanh 1965 khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu “số đơn xin trợ cấp thất nghiệp” yếu hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, các dữ liệu khác của Hoa Kỳ công bố không tốt cho USD và vàng đã phục hồi tăng sau đó. Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng từ Hoa Kỳ công bố, do vậy giá vàng có thể di chuyển hẹp trong phiên giao dịch cuối tuần. Vàng đã chịu áp lực suy giảm khi Hoa Kỳ công bố dữ liệu số đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Theo đó, Tổng số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu là 228.000 trong tuần kết thúc vào ngày 15 tháng 7, dữ liệu hàng tuần do Bộ Lao động Mỹ (DOL) công bố hôm thứ Năm. Đây là mức thấp nhất kể từ giữa tháng 5. Con số này theo sau mức 237.000 của tuần trước (chưa được sửa đổi) và đạt mức thấp hơn hơn kỳ vọng của thị trường là 242.000. Thông tin chi tiết khác cho thấy “mức trung bình động 4 tuần là 237.500, giảm 9.250 so với mức trung bình chưa được điều chỉnh của tuần trước là 246.750.”
Các báo cáo khác có kết quả trái chiều, với dữ liệu sản xuất tại Philly của Fed đạt -13,5 trong tháng 7 và Doanh số bán nhà có sẵn giảm 3,3% trong tháng 6. Fed sẽ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào tuần tới và khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất khác trước cuối năm cũng cao hơn một chút sau dữ liệu mới nhất.
Tóm lại : Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng từ Hoa Kỳ công bố. Dự kiến giá vàng sẽ di chuyển trong biên độ hẹp. Thị trường sẽ tỏ ra ” thận trọng” trước cuộc họp của FED vào tuần tới. Hiện thị trường đang định giá đầy đủ về khả năng FED sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản lãi suất vào ngày 26/7 tới sau khi đã tạm dừng tăng lãi suất vào tháng 6. Mặc dù chúng tôi dự đoán rằng tháng 7 sẽ là đợt tăng lãi suất cuối cùng của Fed trong chu kỳ này, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng Fed sẵn sàng báo hiệu sự thay đổi đó. Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách có vẻ thoải mái hơn khi duy trì lập trường diều hâu vào lúc này.
Về góc kỹ thuật
Vàng sau khi tăng lên 1987 thì đã chịu áp lực giảm trở lại. Tuy nhiên, hướng tăng của vàng vẫn là chủ đạo. Trong phiên Á ÂU thì vùng hỗ trợ 1963-1967 vẫn có thể xem xét mua lên với vàng.
Chiến lược tham khảo : Vàng 21/7- Mua quanh 1967, Stop 1962, TP 1980.
Phân tích Vàng 4/7– đã di chuyển trong biên 1910-1930 với chiều hướng tăng vào ngày hôm qua. Dữ liệu PMI Sản xuất của ISM công bố yếu hơn kỳ vọng đã hỗ trợ đà tăng của giá vàng. Hiện vàng di chuyển trong kênh giá tăng trong bối cảnh hôm nay Hoa Kỳ nghỉ lễ ngày lễ Ngày Độc lập – Không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào từ Hoa Kỳ được công bố hôm nay.
Chỉ số PMI ngành sản xuất của ISM, thấp hơn kỳ vọng. Chỉ số PMI ngành sản xuất của ISM giảm từ 46,9 xuống 46, so với kỳ vọng là tăng nhẹ lên 47,2 (mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2020) Chỉ số giá phải trả giảm từ 44,2 xuống 41,8 và Việc làm giảm từ 51,4 xuống 48,1. Điều này đã làm giảm kỳ vọng về việc FED tăng thêm 2 lần lãi suất nữa trong năm nay qua đó hỗ trợ giá vàng tăng.
Tuy nhiên, đà tăng của vàng có phần hạn chế. Sau khi tăng lên quanh vùng kháng cự 1930 thì vàng đã suy giảm trở lại. Trong những tuần gần đây, các nhà đầu tư đã mạnh tay cắt giảm thời lượng mua Vàng trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục đưa ra những luận điệu diều hâu. Thị trường hợp đồng tương lai đang định giá khả năng cao sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuối tháng 7 từ Cục Dự trữ Liên bang.
Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng nào từ Hoa Kỳ công bố do nghỉ lễ ngày lễ độc lập. Sau kỳ nghỉ lễ, vào thứ Tư, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 6 của FOMC. Sau đó, trọng tâm sẽ là dữ liệu việc làm của Mỹ từ ADP, Số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp và Bản tóm tắt về cơ hội việc làm và luân chuyển lao động (JOLTS) sẽ được công bố vào thứ Năm và Bảng lương phi nông nghiệp vào thứ Sáu.
Tóm lại: Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng từ Hoa Kỳ công bố. Vàng đang di chuyển trong kênh giá tăng và dự kiến được hỗ trợ tăng vào hôm nay do dữ liệu PMI Sản xuất công bố trước đó không được như kỳ vọng. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý là trong tuần này sẽ có rất nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được lên lịch công bố từ ngày mai sau kỳ nghỉ lễ độc lập của Hoa Kỳ.
Về góc kỹ thuật
Các kèo mua bán của chúng tôi hôm qua đều có lợi nhuận tốt. Vàng đã di chuyển trong biên 1910-1930 vào hôm qua.
Phân tích Vàng 29/6 – chịu áp lực suy giảm về gần vùng hỗ trợ tâm lý 1900 vào hôm qua trước khi hồi phục tăng trở lại. Các dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ trước đó vẫn tốt hơn kỳ vọng và FED vẫn “diều hâu” khi cho rằng có nhiều đợt tăng lãi suất trong tương lai khi mà thị trường lao động thắt chặt. Hôm nay có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng công bố như : GDP, Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp…
Đà tăng phục hồi của vàng sau khi giảm về gần 1900 có phần hạn chế do giá vàng sẽ vẫn chịu ảnh hưởng bởi những nhận xét “diều hâu” của Powell. Trước đó, Powell nói rằng vẫn sẽ có hai đợt tăng lãi suất trong năm nay. Ngoài ra, dữ liệu kinh tế Mỹ gần đây đã mạnh mẽ trở lại cũng gây áp lực giảm lên giá vàng.
Phe đầu cơ giá xuống USD/CHF tạm nghỉ ở mức đáy hàng tháng, thận trọng gần 0,8920 khi bước vào phiên giao dịch châu Âu vào thứ Sáu, sau khi ghi nhận đợt giảm giá ấn tượng để thuyết phục người bán vào ngày hôm trước.
Cặp tiền tệ đồng franc của Thụy Sĩ (CHF) giảm mạnh nhất trong một tuần trong khi phá vỡ các mức hỗ trợ kỹ thuật chính để thuyết phục phe đầu cơ giá xuóng tiếp cận mức đáy nhiều ngày. Cũng khiến những người bán USD/CHF hy vọng là các tín hiệu MACD giảm.
Điều đáng chú ý là các mức dưới 50,0 của đường RSI (14) cho thấy khả năng chạm đáy và do đó thách thức xu hướng giảm USD/CHF gần đây.
Mặc dù vậy, không có rào cản nào đối với báo giá trước khi kiểm tra vùng hỗ trợ theo chiều ngang đã tồn tại hai tháng gần 0,8865-60.
Theo đó, mức đáy hàng năm khoảng 0,8820 có thể hoạt động như một rào cản giảm bổ sung khi mức Fibonacci Expansion (FE) 61,8% của các động thái từ tháng 3 đến tháng 5, gần 0,8765, có thể thu hút người bán cặp tiền tệ này sau đó.
Trong khi đó, người mua USD/CHF ban đầu có thể nhắm đến mức kháng cự chuyển thành hỗ trợ của đường DMA 50 khoảng 0,8985, việc phá vỡ ngưỡng này có thể hướng giá về mức tròn 0,9000.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt của mô hình kênh xu hướng tăng kéo dài 6 tuần, khoảng 0,9015, có thể đóng vai trò là bước kiểm tra cuối cùng trong đợt tăng của USD/CHF trước khi cho phép chúng quay trở lại.
Phân tích vàng 7/6 – thế giới di chuyển trong biên độ hẹp vào ngày hôm qua trong bối cảnh không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố trong tuần này. Vàng dường như đang di chuyển trong range 1932-1984. Hôm nay kỳ vọng vàng tiếp tục tăng và hướng tới mục tiêu biên trên của range ở 1984.
Vàng đang nhận được hỗ trợ tăng nhẹ khi chỉ còn một tuần nữa là đến cuộc họp lãi suất tiếp theo của FED. Hiện Thị trường đặt cược vào việc tăng lãi suất của Fed vào tháng 6 đã giảm xuống còn khoảng 19.4% sau dữ liệu kinh tế mới nhất của Hoa Kỳ, từ khoảng 80% vào giữa tuần trước. Điều đó ảnh hưởng đến lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ và đồng Dollar và hỗ trợ vàng. Dữ liệu FedWatch của CME cung cấp cũng cho thấy có đến 80.6% khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 6 này.
Thị trường sẽ phải tìm kiếm kết quả tiềm năng của quyết định chính sách tiền tệ sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang, vì lạm phát giảm với tốc độ khá chậm trong khi thị trường lao động vẫn thắt chặt. Hiện tại, dữ liệu FedWatch đang định giá Fed có thể giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 6, nhưng vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất thêm trong thời gian tới. Cục Dự trữ Liên bang sẽ công bố quyết định của mình vào tuần tới, nghĩa là thị trường tài chính không nhận được thông tin gì từ các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ trong những ngày này, bởi khoảng thời gian im lặng trước mỗi kỳ FOMC của Fed.
Tóm lại: Vàng có chiều hướng tăng nhẹ trước cuộc họp của FOMC vào tuần tới do kỳ vọng FED giữ nguyên lãi suất vào tháng 6 tăng lên. Thêm nữa, trong tuần này không có dữ liệu kinh tế quan trọng được công bố. Vàng có thể sẽ di chuyển trong biên độ hẹp.
Về góc kỹ thuật
Vàng di chuyển trong biên độ hẹp vào ngày hôm qua 1954-1966. Hiện vàng đang tiếp cận vùng kháng cự quan trọng ở quanh 1966. Nếu vượt qua vùng kháng cự này vàng có thể hướng tới 1980.
Chiến lược tham khảo : Vàng 7/6- Mua quanh 1962, Stop 1957, TP 1980. Hoặc canh mua khi phá vỡ vùng 1966 ( Ví dụ tăng lên 1970 sau đó nhịp hồi lại kiểm tra 1966 thì mua đuổi với mục tiêu 1980, Stop 1961).
Phân tích Vàng 1/6 – tiếp tục có ngày tăng tốt vào hôm qua bất chấp dữ liệu vị trí tuyển dụng JOLTs của Hoa Kỳ trong tháng 4 tốt hơn kỳ vọng. Vàng được hỗ trợ tăng tốt khi kỳ vọng FED tăng lãi suất vào tháng 6 giảm mạnh sau khi Thống đốc FED Jefferson hôm thứ Tư đã gợi ý rằng Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo. Hôm nay có khá nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng công bố như : Bảng lương ADP, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp, PMI Sản xuất… Hôm qua Hoa Kỳ công bố dữ liệu Vị trí tuyển dụng của Hoa Kỳ bất ngờ tăng trong tháng 4, chấm dứt ba tháng giảm liên tiếp. Vị trí tuyển dụng của JOLT tại Hoa Kỳ đã tăng lên 10,103 triệu trong tháng 4 từ 9,745 triệu trong tháng 3, phá vỡ xu hướng giảm dự kiến. Điều đó cho thấy sức mạnh tiếp tục trên thị trường lao động và có thể buộc Fed tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Sáu. Ngay sau khi dữ liệu công bố thì vàng đã có nhịp giảm mạnh hơn 10$.
Tuy nhiên, sau đó vàng đã tăng trở lại sau phát biểu của Thống đốc FED Jefferson hôm thứ Tư đã gợi ý rằng Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách tiếp theo, nhưng chỉ ra rằng quyết định như vậy không nhất thiết có nghĩa là Fed đã hoàn thành việc tăng lãi suất. Sau khi nhận định được đưa ra, xác suất tăng lãi suất vào tháng 6 giảm mạnh xuống còn 26.4% trước đó xác suất tăng lãi suất là 66.6%.