Phân tích Vàng 9/8-Vàng suy giảm trước công bố CPI

[ad_1]

Phân tích Vàng 9/8 – đã chịu áp lực suy giảm kể từ đầu tuần từ gần 1947 về quanh 1922 vào hôm qua trước bối cảnh thị trường đang “chờ đợi dữ liệu CPI” được lên lịch công bố vào thứ 5 tới. Vàng suy giảm do những lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục thắt chặt chính sách.

Sau khi Fed cho biết quyết định lãi suất tiếp theo của họ sẽ phụ thuộc vào dữ liệu, các số liệu kinh tế mới nhất ngày càng có nhiều khả năng gây chấn động thị trường. Số lượng việc làm tuần trước có một chút hỗn hợp, nhưng các quan chức Fed sau đó cho biết chúng phần lớn phù hợp với kỳ vọng. Điều đó sẽ phần nào ám chỉ rằng quan điểm của Fed về một đợt tăng lãi suất khác vẫn được bảo lưu.

Lạm phát tháng 7 của Hoa Kỳ dự kiến ​​​​sẽ tăng lên 3,3% từ mức 3,0% trước đó. Điều này khiến thị trường dễ dàng bị hoảng sợ, vì điều đó có nghĩa là lạm phát thậm chí còn tăng nhanh hơn. Điều đó có thể làm tăng khả năng đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất, ngay cả khi lãi suất cơ bản đạt được như mong đợi. Giá xăng dầu tăng trong tháng qua do giá dầu thô tăng có thể làm tăng rủi ro CPI vượt kỳ vọng.

Tỷ lệ lạm phát cơ bản trong tháng 7 dự kiến ​​sẽ ổn định ở mức 4,8% . Gần 90% nhà giao dịch mong đợi một đợt tạm dừng lãi suất khác vào tháng 9, nhưng việc quay trở lại trên 5,0% có thể làm lung lay sự đồng thuận đó. Mặt khác, thêm một vài nhà giao dịch tham gia vào sự đồng thuận tạm dừng vốn đã vững chắc sẽ ít có khả năng làm thay đổi thị trường.

Tóm lại : Vàng đã chịu áp lực suy giảm trong 2 ngày giao dịch vừa qua khi thị trường kỳ vọng dữ liệu CPI của Hoa Kỳ có thể vượt kỳ vọng. Điều này cho thấy lạm phát vẫn có thể sẽ ở mức cao và khiến FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất thêm một đợt khác trong năm. Thị trường có thể tiêu hóa trước dữ liệu CPI vượt kỳ vọng vào ngày mai.

Về góc kỹ thuật

Vàng đã chịu áp lực suy giảm và phá vỡ vùng hỗ trợ nay chuyển thành kháng cự quan trọng ở quanh 1930-1932. Và hiện vàng vẫn đang di chuyển trong kênh giá giảm và hướng mục tiêu về cạnh dưới của kênh giá.

Thêm nữa, vàng có dấu hiệu phá vỡ mô hình nến “Inside bar” với cây nến mẹ có biên độ 1925-1946. Cho thấy khả năng giảm của vàng tiếp tục được đánh giá cao hơn. Trong ngày có thể canh nhịp hồi nhẹ với vàng lên vùng kháng cự 1930-1932 để bán trở lại với vàng.

Chiến lược tham khảo : Vàng 9/8- Bán quanh 1930, Stop 1935, TP 1920-1910.

Vàng 9/8-Di chuyển trong kênh giá giảm

Vàng 9/8-Di chuyển trong kênh giá giảm

Cập nhật chi tiết: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Cơ hội và rủi ro nào trước dữ liệu lạm phát của Mỹ?

[ad_1]

đang dao động quanh mức 102,35 sau khi bắt đầu tuần mới với nhiều động thái do dự của nhà đầu tư trước dữ liệu về lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố vào thứ 5 tuần này. Ngoài tâm trạng thận trọng trước chỉ số giá tiêu dùng () của Mỹ trong tháng 7, các tín hiệu trái chiều từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng hạn chế các động thái của DXY. Tuy nhiên, với số liệu dự báo của CPI đang cho thấy ở mức 3.3% cao hơn 0.3% so với tháng trước, cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đang mạnh hơn gần đây và những lo ngại kinh tế đối với khu vực Trung Quốc và EuroZone cũng giúp cho đồng USD trở nên vững chắc hơn.

Không chỉ phân tích trên các chỉ số cơ bản, chúng tôi cũng sẽ trình bày về xu hướng đầu tư và chiến lược đầu tư ở các loại tài sản như: Vàng, Dầu, Forex, Chứng Khoán và Coin dưới góc nhìn kỹ thuật, tiếp theo đó sẽ là chiến lược giao dịch thực chiến đi kèm với quản lý rủi ro trên tài khoản trong tuần này. Nhìn Chung, hiện tại đang giao dịch ở vùng giá quanh $1,932.00 vẫn chưa có tín hiệu gì trước sự vững chắc của đồng USD. Liệu ngay thời điểm này có thích hợp để giao dịch cho cặp Vàng, USD trước thông tin quan trọng? Câu trả lời sẽ được trình bày cụ thể trong video dưới đây:

[ad_2]

Source link

Nhận định thị trường trước thềm công bố chỉ số PCE của Mỹ

[ad_1]

Đồng đô la Mỹ (USD) vẫn kiên cường so với các đồng tiền lớn vào đầu ngày thứ Năm, với Chỉ số đô la Mỹ giữ ở mức cao nhất trong hai tuần gần 103,00 sau đợt tăng hôm thứ Tư. Ủy ban châu Âu sẽ công bố dữ liệu kinh doanh và tâm lý người tiêu dùng cho tháng 6 trong phiên giao dịch châu Âu. Vào cuối ngày, số liệu lạm phát từ Đức và bản sửa đổi cuối cùng của Cục Thống kê Lao động Mỹ đối với tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý đầu tiên cùng với dữ liệu Số đơn yêu cầu trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần sẽ được những người tham gia thị trường theo dõi chặt chẽ.

Trong phiên giao dịch Hoa Kỳ vào thứ Sáu, dữ liệu chỉ số Chi tiêu tiêu dùng cá nhân sẽ làm điểm nhấn của thị trường mà nhà đầu tư cần chú ý.

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 20/6-Di chuyển hẹp trước phiên điều trần của Powell

[ad_1]

Phân tích Vàng 20/6– Vàng di chuyển hẹp vào ngày giao dịch hôm qua khi không có dữ liệu kinh tế quan trọng từ Hoa Kỳ công bố và thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày lễ Juneteenth. Vàng đã điều chỉnh giảm sau đà tăng mạnh trước đó. Hôm nay kỳ vọng vàng tiếp tục di chuyển hẹp khi thị trường chờ đợi phiên điều trần của Powell vào ngày mai.

Thị trường đang thiếu đi những yếu tố mang tính chất định hướng, tâm điểm của tuần này chính là 2 phiên điều trần của chủ tịch J.Powell tại Hạ viện và Thượng viện về chính sách tiền tệ sau nửa năm. Nếu những phát biểu “diều hâu” tại phiên điều trần thì vàng sẽ không thể tăng nổi mà sẽ suy giảm một cách nhanh chóng. Nhưng ngược lại, nếu những phát biểu “bồ câu” thì vàng sẽ thay đổi cấu trúc hiện tại để quay lại con đường tăng giá.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp gần đây nhất, nhưng đã cảnh báo về việc thắt chặt mạnh hơn trong tương lai. Quyết định giữ nguyên lãi suất tuần trước đi kèm với dự báo về chi phí vay vốn cao hơn 5.6% vào năm 2023, ngụ ý hai lần tăng lãi suất thêm 25pbs hoặc 1 lần tăng 50bps sẽ xảy ra trước cuối năm.

“Thị trường vẫn đang định giá một con đường lãi suất thấp hơn so với biểu đồ dot plot của Fed,” Janet Mui, giám đốc phân tích thị trường tại RBC Brewin Dolphin nói. “Mặc dù chúng ta đang tiến gần tới đỉnh lãi suất, nhưng vẫn chưa biết lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong bao lâu.” Do vậy phiên điều trần của chủ tịch FED Powell có thể cung cấp thêm manh mối về chính sách tiền tệ trong tương lai.

Tóm lại : Hôm nay không có nhiều dữ liệu kinh tế quan trọng từ Hoa Kỳ công bố. Do vậy vàng có thể tiếp tục di chuyển trong biên độ hẹp để chờ phiên điều trần của chủ tịch FED Powell vào ngày mai.

Về góc kỹ thuật

Vàng có sự điều chỉnh giảm nhẹ vào hôm qua về quanh 1947 và tăng nhẹ lại sau đó. Hiện vàng đang nằm dưới vùng kháng cự 1955. Trong ngày có thể canh bán điều chỉnh với vàng khi tiếp cận lại vùng kháng cự này.

Chiến lược tham khảo : Vàng 20/6- Bán quanh 1955, Stop 1960, TP 1940.

Vàng 20/6-Điều chỉnh giảm tiếp tục

Vàng 20/6-Điều chỉnh giảm tiếp tục

Nguồn: Phân tích vàng- blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 12/6-Yên tĩnh trước bão

[ad_1]

Phân tích Vàng 12/6 – Vàng đã di chuyển hẹp vào thứ 6 tuần trước và có khả năng tiếp tục di chuyển hẹp vào hôm nay khi không có dữ liệu kinh tế quan trọng từ Hoa Kỳ công bố. Vàng đang yên bình trước bão – Các dữ liệu kinh tế và sự kiện tài chính quan trọng sẽ được công bố từ ngày mai sẽ có ảnh hưởng mạnh đến biến động của giá vàng.

Hiện tại, tâm điểm của thị trường vào tuần này là Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Ba và chỉ số giá sản xuất sẽ được công bố vào thứ Tư. Cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Ủy ban thị trường mở của Cục Dự trữ Liên bang (FOMC) sẽ kết thúc vào thứ Tư tới, khi ngân hàng trung ương sẽ công bố quyết định lãi suất của mình. CPI tháng 5 được dự báo tăng 0,3% so với tháng trước, thấp hơn một chút so với mức 0,4% của tháng trước. CPI hàng năm tháng 4 ở mức 4,9% và nếu dữ liệu vào tuần này cho thấy lạm phát chậm lại sẽ là một động thái để cho Fed có thể tạm dừng lãi suất vào tháng 6, tuy nhiên nếu lạm phát tăng cao hơn hoặc ổn định mà không giảm xuống thì tâm lý thị trường sẽ tiếp tục đặt cược vào việc Fed sẽ giữ môi trường lãi suất cao để tiếp tục cuộc chiến với lạm phát.

Theo dữ liệu FedWatch của CME, Fed vẫn có khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 7, với xác suất có thêm 25 điểm cơ bản vào khoảng 53%. Trong khi đó, khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất vào tuần này lên đến 71.2% và chỉ có 28.8% khả năng Fed sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản. Kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ tránh tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 13-14 tháng 6 đã hỗ trợ giá vàng. Tuy nhiên, các đợt tăng lãi suất bất ngờ gần đây của các ngân hàng trung ương lớn khác tương đương với Fed lại kích thích về việc thắt chặt tiền tệ hơn nữa, điều này có thể hạn chế tiềm năng tăng giá của vàng.

Tóm lại : Vàng có thể sẽ di chuyển hẹp vào ngày giao dịch hôm nay khi thị trường chờ đợi thêm các dữ liệu kinh tế quan trọng sắp tới của Hoa Kỳ như dữ liệu CPI được công bố vào ngày mai, và đặc biệt là cuộc họp của FED vào đêm thứ 4 tới. Nếu dữ liệu lạm phát vẫn cao FED có thể tiếp tục tăng lãi suất hoặc giữ lãi suất ở mức cao trong thời gian dài hơn qua đó gây áp lực giảm lên giá vàng. Ngược lại, nếu dữ liệu lạm phát giảm mạnh có thể khiến FED dừng tăng lãi suất qua đó vàng được hỗ trợ tăng.

Về góc kỹ thuật

Vàng vào tuần trước đã không bứt phá và di chuyển ổn định trên vùng kháng cự 1970 cho thấy đây là vùng kháng cự tốt trong ngày hôm nay. Và vùng hỗ trợ quanh 1954 cũng đang là vùng hỗ trợ tốt … Vàng nhiều lần tiếp cận vùng kháng cự – hỗ trợ này nhưng chưa phá vỡ được. Do vậy trong phiên Á ÂU có thể canh mua bán vàng khi tiếp cận gần biên 1954-1970.

Kháng cự quan trọng với vàng : 1970-1984.

Hỗ trợ quan trọng với vàng : 1954-1940.

Chiến lược tham khảo : Vàng 12/6 – Mua bán vàng khi tiếp cận gần biên 1954-1970, Stop 5$, TP 10-15$.

Vàng 12/6-Di chuyển biên hẹp

Vàng 12/6-Di chuyển biên hẹp

Chi tiết cập nhật: Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Nắm bắt xu hướng của đồng USD trước tin CPI

[ad_1]

Trong thị trường Forex, chỉ số (Consumer Price Index) luôn là một trong những dữ liệu quan trọng được chú ý hàng đầu. CPI cho thấy sự tăng giảm của giá cả tiêu dùng và là chỉ số đo lường mức độ lạm phát trong nền kinh tế. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà đầu tư, bởi vì CPI có thể ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ, lãi suất và thậm chí là tâm lý thị trường. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của CPI và cách áp dụng nó trong thực tế để đưa ra những quyết định giao dịch thông minh trong thị trường Forex. Chúng ta sẽ cùng đi vào chi tiết các chiến lược giao dịch trước và sau khi CPI được công bố, để đưa ra những quyết định giao dịch chính xác và hiệu quả. Hãy cùng tham gia khám phá bài viết “Nắm Bắt Xu Hướng Của Đồng USD Trước Tin CPI” để học hỏi và áp dụng những chiến lược này vào giao dịch thực tế của bạn. Chuỗi bài phân tích liên thị trường, hướng dẫn giao dịch với các hợp đồng phái sinh và CPD.

[ad_2]

Source link

Đô la Mỹ liệu có đứng vững trước dữ liệu cấp trung?

[ad_1]

Thị trường ngoại hối những ngày trước khi công bố thông tin quan trọng thường sẽ ít biến động. Mặc dù vậy, thị trường ngoại hối vẫn chưa bao giờ là hết hấp dẫn khi chúng ta nắm được những mấu chốt về xu hướng cũng như quản trị tốt về kỷ luật trong giao dịch. Đồng USD điều chỉnh có ảnh hưởng đến các loại hàng hóa như thế nào? Lạm Phát liệu có làm gia tăng nhu cầu vào các loại tài sản trú ẩn? Phương pháp giao dịch nào là hiệu quả đối với nhà đầu tư? Tỉ lệ rủi ro để quản lý danh mục của mình như thế nào là phù hợp? Tất cả sẽ được trình bày một cách cụ thể nhất trong video dưới đây.

Chuỗi bài phân tích liên thị trường, hướng dẫn giao dịch với các hợp đồng phái sinh và CPD.

[ad_2]

Source link

Đô la Mỹ ra sao trước tin PCE

[ad_1]

Xu hướng rủi ro thống trị thị trường trong nửa cuối ngày thứ 4 và sự phục hồi của đồng Đô la Mỹ sau hai ngày thoái lui vẫn còn hạn chế. Đầu ngày thứ 5, Chỉ số Đô la Mỹ dao động trong một mô hình kênh hẹp quanh 102,50 và lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn duy trì trong phạm vi hàng tuần trên 3,5%.

Thị trường sẽ di chuyển như thế nào trong phiên Mỹ ? Những tin tức quan trọng nào cần chú ý ? Chiến lược giao dịch hôm nay như thế nào ? Quan điểm đầu tư phái sinh sẽ được chia sẻ chi tiết trong video trên đây.

[ad_2]

Source link

Phân tích Vàng 21/3- Vàng biến động trước cuộc họp của FED

[ad_1]

Phân tích Vàng 21/3– Vàng đã biến động trong biên độ khá rộng vào ngày giao dịch hôm qua khi phiên Á Âu vàng chạy từ 1968 lên gần 2010 khi “cuộc khủng hoảng ngân hàng” ở Mỹ và châu âu tiếp tục lên men. Tuy nhiên sau đó vàng đã có nhịp giảm mạnh trở lại từ gần 2010 về quanh 1965 khi tâm lý thị trường được cải thiện. Vàng đã biến động rất mạnh trước thềm cuộc họp của FED diễn ra vào đêm mai.

Sự sụp đổ của hai ngân hàng Mỹ và cuộc khủng hoảng thanh khoản tại Credit Suisse đã tạo ra nhu cầu thực tế mạnh mẽ trước cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tuần này. Những lo ngại về thanh khoản ngân hàng sẽ hạn chế cuộc chiến chống lạm phát của các ngân hàng trung ương, từ đó thổi luồng sinh khí vào dòng vốn đầu tư. Đối với Fed, các nhà phân tích tại TD Securities đang dự đoán một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, đưa lãi suất quỹ của Fed lên mức 4,75% -5,00%. “Thông tin sau cuộc họp có khả năng nhấn mạnh rằng Fed vẫn chưa hoàn thành việc thắt chặt (cũng được phản ánh trong biểu đồ dấu chấm diều hâu hơn một chút), với việc các quan chức cũng đánh dấu môi trường kinh tế không chắc chắn hơn, dẫn đến sự chú trọng lớn hơn vào sự phụ thuộc dữ liệu”.

Trước cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang, các nhà đầu tư vẫn tin rằng Cục Dự trữ Liên bang có khả năng tăng lãi suất hơn là giữ nguyên lãi suất. Vào thứ Hai (20/3), Goldman Sachs (NYSE:) cho biết Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ không tăng lãi suất trong tuần này do áp lực lên hệ thống ngân hàng. Theo quan sát của CME về Cục Dự trữ Liên bang, các nhà đầu tư hiện tin rằng khả năng Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất 25 điểm cơ bản là 73.8%, trong khi khả năng Cục Dự trữ Liên bang giữ nguyên lãi suất trong khoảng 4,5-4,75% sau cuộc họp thứ Tư là 26.2%.

“Người phát ngôn của Fed” Nick Timiraos viết rằng trong tình hình hiện tại, Fed phải đối mặt với quyết định khó khăn về việc có nên tăng lãi suất hay không ? Timiraos cho biết quyết định của Fed về việc có tiếp tục tăng lãi suất 25 điểm cơ bản hay không có thể phụ thuộc một phần vào cách thị trường tiêu hóa tin tức về việc UBS mua lại Credit Suisse và liệu Hoa Kỳ và các nền kinh tế khác có nỗ lực xoa dịu những lo ngại của thị trường về cuộc khủng hoảng tài chính hay không. Clarida, người từng giữ chức phó chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang từ năm 2018 đến năm 2022, cho biết ông khuyến nghị Fed tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản. Nếu Fed tạm dừng tăng lãi suất, thị trường có thể thảo luận liệu họ có đang “che giấu” một sự thật nào đó mà thị trường không biết hay không…

Tóm lại: Vàng đã biến động khá mạnh kể từ khi xảy ra “cuộc khủng hoảng ngân hàng” ở Mỹ và Châu Âu. Hiện tâm lý thị trường đang được cải thiện, và xác suất FED tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào thứ 4 vẫn đang khá cao. Do vậy trước thềm cuộc họp của FED vàng được kỳ vọng giảm điều chỉnh.

Về góc kỹ thuật

Vàng sau khi lên gần 2010 thì đã giảm nhanh chóng trở lại. Hiện vàng có thể được kỳ vọng hình thành vai phải của mô hình ” vai đầu vai” ở quanh vùng kháng cự 1988-1990. Có thể xem xét bán lướt khi vàng tiếp cận vùng kháng cự này.

Chiến lược tham khảo : Vàng 21/3 – Bán quanh 1988, Stop 1993, TP 1970-1960.

Vàng 21/3 - Kỳ vọng vai đầu vai

Vàng 21/3 – Kỳ vọng vai đầu vai

Nguồn: Phân tích vàng – Blog ngoại hối

[ad_2]

Source link

Vàng sẽ có phản ứng như nào trước bản tin Non-farm? Nhận định tuần (06/03-10/03)

[ad_1]

Khung D1, xu hướng của vàng bắt đầu gia đoạn tăng(từ ngày 4/11/2022 khi trước đó đã tạo ra 3 đáy) lên đến khu vực 1949-1950 và sau đó giảm điểm từ hôm non-fam của tháng 2. Đầu tiên ta có thể thấy giá vàng khi chạm đến khu vực 1809-1805 và sau đó có nhịp bật lên khá mạnh với những yếu tố về động lượng ủng hộ đà tăng như MA, stock, RSI, MACD. Điều đó chứng tỏ lực lên của vàng vẫn còn tiếp diễn. 

Đối với khung H4, chúng ta có một vùng kháng cự tại khu vực 1842-1844, và khi giá chạm vào khu vực kháng cự này nó đã có những phản ứng nhất định từ khu vực 1847 về khu vực 1839.

Về các chỉ báo động lượng chúng ta có RSI và stock đang ở trong giai đoạn quá mua rồi tuy nhiên chúng ta cần lưu ý giá đã phá qua các đường MA theo chiều hướng khá dốc và có xu hướng đi lên.

Ngoài ra chúng ta cần lưu ý vùng hỗ trợ kháng cự tiếp theo đó là khu vực hỗ trợ ở đỉnh cũ (1842-1844) và khu vực kháng cự gần nhất 1869-1870. 

Khi phân tích khung H1, nếu kẻ trendline chúng ta có thể thấy giá đang chạm cạnh trên của khu vực trendline, giá có thể tăng lên đến khu vực 1861-1870. Và dưới đây là nhận định của mình trong tuần sau khi giá tăng lên khu vực 1861-1870 sau đó sẽ có nhịp điều chỉnh hồi về đến khu vực 185x-184x sau đó tiếp tục có những nhịp đi lên tiếp để chinh phục những khu vực cao hơn ở trên đó

Và điều chúng ta có thể làm là chờ đợi vàng xác nhận xu hướng khi có những phản ứng rõ nét hơn sau bản tin non-farm trong tuần tới. Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.

[ad_2]

Source link