Các cặp tiền tệ chính tương đối ổn định vào đầu ngày thứ Năm khi các nhà đầu tư chờ Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ công bố các bản sửa đổi cuối cùng đối với dữ liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3. Lịch kinh tế Hoa Kỳ cũng sẽ cung cấp Báo cáo Thất nghiệp hàng tuần và Khảo sát Sản xuất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia trong tháng 12. Thứ Năm, dường như đã bước vào giai đoạn củng cố dưới mức 102,50. Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ giao dịch trong vùng tích cực vào buổi sáng châu Âu, trong khi lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn phục hồi về mức 3,9%. Tăng trưởng GDP hàng năm của Hoa Kỳ dự kiến sẽ được xác nhận ở mức 5,2% trong quý 3. Kịch bản thị trường cuối tuần như thế nào ? Hãy đón xem trong video dưới đây.
đang dao động trong một phạm vi dưới 106,00 vì tâm lý của các nhà đầu tư vẫn do dự trước công bố số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ trong tháng 10. Hơn nữa, tâm lý được hỗ trợ bởi các chuyển động nhẹ nhàng của lợi suất Mỹ.
Đồng thời, các nhà đầu tư cũng giữ niềm tin rằng ngân hàng trung ương đã hoàn thành việc tăng lãi suất trong năm nay.
Các sự kiện chính tại Mỹ trong tuần này:
Tỷ lệ lạm phát (Thứ Ba)
Đơn xin thế chấp MBA, Giá sản xuất, Doanh số bán lẻ, Hàng tồn kho kinh doanh (Thứ Tư)
Đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, Chỉ số Philly Fed, Sản xuất công nghiệp, Chỉ số NAHB, Dòng TC (Thứ Năm)
Giấy phép xây dựng, Nhà ở bắt đầu (Thứ Sáu).
Nhìn chung, Giá vàng cũng đang dao động gần vùng hỗ trợ ngắn hạn ở mốc $1,927.00 – $1,930.00 và đã xuất hiện một số cơ hội để theo dõi trong ngắn hạn. Liệu kịch bản tiếp theo với và đồng USD sẽ là gì? Câu trả lời về chiến lược giao dịch trong tuần này sẽ được trình bày cụ thể trong video dưới đây:
Thị trường vẫn ở trạng thái ổn định vào thứ Năm và dòng chảy trú ẩn an toàn chiếm ưu thế khi căng thẳng địa chính trị tái leo thang. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ công bố các quyết định chính sách tiền tệ vào cuối ngày và Chủ tịch Christine Lagarde sẽ phát biểu về triển vọng chính sách và trả lời các câu hỏi sau đó. Sổ ghi chép kinh tế của Hoa Kỳ sẽ đưa ra ước tính đầu tiên về dữ liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 cùng với Đơn đặt hàng lâu bền tháng 9 và Tuyên bố thất nghiệp lần đầu hàng tuần. Kịch bản thị trường cuối tuần như thế nào ? Hãy đón xem trong video dưới đây.
đang dao động quanh mức 101,90 sau khi bắt đầu tuần mới với động thái tăng nhẹ trước dữ liệu việc làm của Mỹ sẽ được công bố vào thứ 6 tuần này. Các nhà giao dịch cũng nên chú ý tới của Trung Quốc trong tháng 7 để có các định hướng giao dịch tiếp theo. Ngoài ra, Rủi ro suy thoái, mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng như rủi ro địa chính trị đang hạn chế sự lạc quan của một số các loại tài sản trong thời gian gần đây.
Không chỉ phân tích trên các chỉ số cơ bản, chúng tôi cũng sẽ trình bày về xu hướng đầu tư và chiến lược đầu tư ở các loại tài sản như: Vàng, Dầu, Forex, Chứng Khoán và Coin dưới góc nhìn kỹ thuật, tiếp theo đó sẽ là chiến lược giao dịch thực chiến đi kèm với quản lý rủi ro trên tài khoản trong tuần này. Nhìn Chung, Các loại tài sản trên thị trường đang trở nên ít biến động hơn trong tháng 7 vừa qua khi số liệu tăng trưởng của 4 loại tài sản như: Vàng, Trái Phiếu, Đô La, S&P500 chỉ dao động dưới mức 1%. Liệu ngay thời điểm này có thích hợp để giao dịch với bất kì loại tài sản nào? Câu trả lời sẽ được trình bày cụ thể trong video dưới đây:
tuần 30-2023 sau cú giảm sâu đã có đợt phục hồi mạnh với Hỗ trợ quan trọng tại 137.50 vượt ngưỡng tâm lý 140.00.
Về cơ bản, cấu trúc kỹ thuật cho thấy xu hướng trung hạn của USD/JPY là đợt tích luỹ trong tam giác cân rất lớn sau đợt tăng mạnh.
Trong tuần, để chuẩn bị cho các tin tức quan trọng từ FED, ECB, BOJ, chúng ta cùng phân tích kỹ hơn các vùng giá của USD/JPY để có kế hoạch và cùng chờ đợi:
Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle
Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle thể hiện rất rõ trên khung H4 biểu đồ kỹ thuật USD/JPY với cấu trúc đỉnh thấp dần và đáy cao dần:
Hai thời điểm tạo đỉnh trước đó tại phạm vi 152.00 và 145.00 là các thời điểm khi quan sát kỹ, chúng ta thấy xuất hiện những tin đồn và một phần sự thật với các lo ngại có sự can thiệp từ chính phủ Nhật Bản để hạn chế đà giảm đồng Yên Nhật so với đồng Đô la Mỹ.
Lần gần nhất Bộ Tài Chính Nhật phải can thiệp trực tiếp là vào tháng 12-2022 bằng cách bán ra đồng USD, mua vào đồng Yên Nhật khi đồng Yên Nhật mất giá sâu và nằm ở ngưỡng 152 Yên đổi 1 USD.
Tại vùng đỉnh tiếp theo 145.00, tin đồn về sự can thiệp của Bộ Tài Chính Nhật Bản trở lại. Tuy nhiên tin đồn này đã không trở thành sự thực khi Nhật Bản không có sự can thiệp nào. Chính vì vậy đà giảm của cặp USD/JPY đã tạm dừng ở hỗ trợ 137.50.
Hai Vùng đáy được nhận dạng rõ ràng để hình thành hỗ trợ tam giác nằm ở vùng 127.50 và vùng 130.5. Sau đó đồng Yên Nhật tiếp tục mất giá khi lạm phát gia tăng trong khi BOJ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất âm và Kiểm soát đường cong lợi tức. FED tăng lãi liên tục làm cho khoảng cách chính sách ngày càng được nới rộng kéo theo sự mất giá của đồng Yên mạnh mẽ hơn.
Với cấu trúc hiện tại từ biểu đồ kỹ thuật USD/JPY, Tôi cho rằng đợt tích luỹ sẽ có tiềm năng tiếp diễn khi thị trường tiếp tục có những kỳ vọng trái chiều với USD và JPY. Và điều này sẽ được thể hiện rõ sau khi kết thúc tuần giao dịch thứ 30:
Về phía BOJ: Các nhà đầu tư kỳ vọng BOJ sẽ bắt đầu có những thay đổi về chính sách bằng hành động cụ thể. Mà có lẽ thay đổi nhỏ đầu tiên sẽ đến từ chính sách kiểm soát đường cong lợi tức khi Lạm phát cốt lõi của Nhật Bản đã vượt Mỹ sau 15 năm.
Về phía FED: Các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất sau đợt tăng lãi vào tháng 07.
Kỳ vọng trái chiều này cùng với hành động từ phía hai ngân hàng Trung Ương sẽ tiếp tục chi phối xu hướng của USD/JPY trong giai đoạn sắp tới.
Kháng cự quan trọng trên USD/JPY:
143.5 – 144.00: Kháng cự tiềm năng được tạo bởi đường Kháng cự của tam giác cân được duy trì trong trung hạn từ tháng 11-2022 tới hiện tại.
145.50 – 146.00: Kháng cự tại đình thứ hai thấp dần so với đỉnh gần nhất tại 152.00. Vùng này sẽ là kháng cự tâm lý khó chịu khi đồng thời xuất hiện Cụm Mô hình 2 đỉnh với đáy trung tâm nằm tại 137.50.
Kháng cự 150.00: Kháng cự tâm lý và là khu vực đáy của đồng JPY trong nhiều thập kỷ.
Hỗ trợ quan trọng trên USD/JPY cần theo dõi:
139.50 – 140.00: Hỗ trợ tâm lý trước đây là kháng cự hiện tại chuyển thành hỗ trợ.
137.00 -137.50: Hỗ trợ xác lập ở thời điểm USD/JPY rebounce sau cú giảm 900 pips từ đỉnh thứ hai. Vùng giá này trước đó là kháng cự rất quan trọng nhưng đã chuyển vai trò và chức năng thành Hỗ trợ sau khi bị phá vỡ.
H1 sẽ tạo cờ tăng để tiếp tục tăng về kháng cự tam giác!?
Khung 1 giờ trên biểu đồ kỹ thuật USD/JPY đang có đợt phục hồi mạnh sau cú trượt 900pips trước đó. Điều quan trọng là tỷ giá USD/JPY đã vượt lên trên ngưỡng kháng cự thứ cấp trong phạm vi 140.50 rất rõ ràng và đang có dấu hiệu điều chỉnh về kiểm tra lại ngưỡng này trước khi tiếp tục đà phục hồi:
Trong trường hợp RSI oversold tại 140.50 có thể sẽ kích hoạt một đợt đánh lên nữa yêu thích với phe Bull. Trên khung 1 giờ, mức phá vỡ và tăng thêm 1.06% là rất đáng để xem xét, tạm coi đó là một xu hướng trong ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội tiếp tục giao dịch lên theo xu hướng.
Bây giờ, Tôi sẽ dùng Fibonacci Retracement cho đợt phục hồi từ 137.50 để tìm kiếm vùng giá tương đối cho Mô hình cờ tăng dự kiến:
Như vậy, Fibo 38.2% nằm ở 140.28 sẽ là hỗ trợ tiềm năng để phe bull tìm kiếm cơ hội đánh lên theo đợt tăng hiện tại. Ngoài ra, nếu vùng giá này bị phá vỡ, phe Bull buộc sẽ phải ngồi ngoài chờ đợi vùng mua tiếp theo ở khu vực 2 đáy 137.50.
Phe Bear cùng sẽ tìm kiếm các tín hiệu phá vỡ 140.00 để bán về 137.50 hoặc sẽ phải ngồi ngoài cho tới khi USD/JPY tiếp cận kháng cự tam giác lần thứ 3 tại 142.52 đồng thời là Fibo 127.2% của đợt tăng hiện tại.
Giao dịch USD/JPY trong tuần thế nào!?
Với các phân tích phía trên và sự phức tạp của thị trường đặc biệt là vào thời điểm cuối tuần khi FED, ECB, BOJ đều đưa ra quyết định chính sách lãi suất và các điều chỉnh kỳ vọng kinh tế tiếp theo. Tôi sẽ xem xét vùng 140.00 – 140.28 như điểm xoay để giao dịch.
Phe Bull: Nếu xuất hiện tín hiệu reject giá bằng nến Hammer, Morning Star, Bullish Engulfing tại 140.00 – 140.28 sẽ tiếp tục đánh lên với mục tiêu 142.00, 143.52. Giao dịch này sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá giảm và đóng cửa dưới 139.48
Phe Bear: Nếu xuất hiện tín hiệu phá vỡ vùng 140.00 – 140.28 thì tham gia giao dịch đánh xuống với mục tiêu 138.50 và 137.50. Phe Bear sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá tăng trở lại ngưỡng 140.62
Với phe Bear khi tín hiệu phá vỡ 140.00 theo hướng giảm xuất hiện, nó cũng sẽ đồng thời xác nhận đỉnh thấp dần trên khung 4 giờ cho phép kỳ vọng giảm sâu hơn.
Việc ngăn cản tôi tìm cơ hội bán USD/JPY ở vùng giá này hiện tại chính là quyết định từ 3 ngân hàng trung ương chưa được công bố. Bởi cấu trúc giá và RSI khung 4 giờ cho tín hiệu phân kỳ âm cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, trước cơn bão lớn, thị trường thường bình lặng. Và Tôi muốn chờ lũ tới sau đó cuốn theo dòng thay vì đoán mò và lao vào trước khi biết xu hướng cơn lũ chảy về đâu.
Gold – tuần 28-2023 có thể sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi lợi tức trái phiếu kho bạc quá cao, có tiềm năng tiếp tục tăng gây áp lực trực tiếp tới loại tài sản không mang lại lợi tức qua lãi suất như Vàng.
Trước một số dữ liệu quan trọng như CPI, quyết định lãi suất của các Central Banks, Vàng dường như đang Sideway để chờ đợi các tin tức tiếp theo.
Chúng ta sẽ cùng xem xét một số kịch bản với Giá vàng trong tuần để có quyết định tốt nhất cho một tuần giao dịch mới.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới giá vàng trong tuần
Dữ liệu CPI Hoa Kỳ
CPI là một trong những chỉ số cực kỳ nhạy cảm với Gold. Nguyên lý cơ bản về mối tương quan giữa CPI và Gold đó là tương quan thuận. Khi CPI tăng, nguy cơ Giá vàng cũng sẽ tăng và ngược lại.
Bây giờ chúng ta thử cùng quan sát và so sánh biểu đồ kỹ thuật Giá Vàng và Biểu đồ dữ liệu CPI Hoa Kỳ dưới đây:
Chúng ta có thể thấy Vàng đã bứt tốc tăng cực kỳ mạnh mẽ chạm đỉnh mọi thời đại tại $2075/oz khi CPI Hoa Kỳ chạm đỉnh khoảng 9%. Và ngay sau đó, khi CPI hạ nhiệt, Gold cũng hạ nhiệt từ $2075 về $1900/oz.
Tuần này, CPI được dự kiến sẽ giảm từ 4.1% xuống khoảng 3% tức là đã rất gần, rất sát với lạm phát mục tiêu mà FED kỳ vọng ở ngưỡng 2.0% rồi. Kết hợp thêm với việc FED liên tục cho tín hiệu Hawkish và được kỳ vọng sẽ tăng thêm 75 điểm cơ bản lãi suất USD nữa, thì Vàng có nguy cơ sẽ còn giảm sâu.
Chúng ta có thể hiểu rằng, khi Lạm phát hạ nhiệt, thì mức độ mất giá của tiền tệ sẽ giảm đi so với các loại tài sản trú ẩn an toàn. Hay USD có phần tăng giá trị so với Vàng.
Đặc biệt, khi Lạm phát về ngưỡng mục tiêu, lãi suất đồng USD đang nằm Top của các loại tiền tệ với ngưỡng 5.25% thì theo nguyên lý kinh tế, trong tương lai gần, USD phải quay trở lại mạnh nhất thị trường tiền tệ.
Như vậy, áp lực giảm giá với Vàng sẽ còn nguyên vẹn nếu tuần này CPI giảm xuống dưới 4%.
Quyết định lãi suất của RBNZ và BOC
Trong tuần, chúng ta cũng cần chú ý tới quyết định chính sách lãi suất tiếp theo từ RBNZ (NZD) và BOC (CAD).
Thị trường kỳ vọng RBNZ sẽ giữ nguyên chính sách lãi suất với mức 5.50%.
Trong khi đó, BOC được kỳ vọng sẽ tăng thêm 25 điểm cơ bản lãi suất đồng CAD.
Nhìn vào số liệu kinh tế tuần vừa rồi, Canada cho thấy có thêm 59k việc làm được tạo ra trong tháng trước, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại gia tăng từ 5.2% lên 5.4%. Mặc dù vậy, đây vẫn là tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất của Canada kể từ năm 2000. Những con số tích cực này có thể sẽ thúc đẩy BOC thu hẹp khoảng cách chính sách lãi suất với FED.
Lạm phát của Canada đang ở ngưỡng 3.4% cao hơn mục tiêu của BOC vì vậy điều kiện kinh tế hiện tại của Canada cho phép BOC có thể tiếp tục tăng lãi suất.
Trong trường hợp BOC tăng lãi suất CAD thêm 0.25%, USD sẽ chịu áp lực giảm nhẹ khi dòng vốn được điều chỉnh. Điều này sẽ làm giá vàng tăng nhẹ, nhưng sau đó áp lực chính từ Lạm phát hạ nhiệt sẽ quay trở lại.
Việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất cũng sẽ khiến Lợi tức chính phủ trên toàn cầu gia tăng trong đó có US10Y – Lợi tức trái phiếu chính phủ 10 năm, 1 chỉ số cực kỳ nhạy với lạm phát và Giá vàng.
Các áp lực khi lợi tức trái phiếu toàn cầu tăng sẽ khiến nếu có phục hồi cũng chỉ là hiện tượng Dead Cat Bounce – Nảy lên rồi rơi tự do mà thôi.
Xu hướng chính từ các Quỹ Gold ETFs
Nhìn vào thống kê mua – bán từ quỹ SPDR dưới đây, Tôi nghĩ bạn sẽ không dám mua vàng đâu. SPDR bán ròng trong 30 ngày vừa qua với lượng bán ròng cực khủng khiếp và chưa có bất kỳ tín hiệu nào cho thấy SPDR sẵn sàng một chu kỳ mua mới khi lạm phát đang quá thấp là môi trường không thuận lợi cho Giá Vàng.
Trong 30 ngày qua, SPDR chỉ có 2 phiên mua Gold với tổng lượng mua là 5.48 tấn, trong khi thời gian còn lại SPDR dành để Bán Gold với lượng bán ra là 28.33 tấn, gấp gần 6 lần so với mua vào. Kết quả là SPDR bán ròng 22.85 tấn trong 30 ngày. Một lượng Outflow quá lớn trong một thời gian ngắn. Tôi cho rằng đây là lượng bán kinh khủng nhất trong 30 ngày của SPDR trong vài năm vừa qua.
Tham chiếu với Giá Vàng, chúng ta thấy Vàng cũng liên tục trượt dốc trong vài tháng qua!
Các tín hiệu kỹ thuật cần chú ý với Gold tuần 28
Sideway khung H1 trước tin CPI
Tôi quan sát giá Vàng – XAU/USD trên khung H1 thì nhận thấy có cái Sideway trong phạm vi $1900 – $1940/oz và ở thời điểm Vàng tiếp cận sát $1940/oz, phe Bear đều tham gia rất nhanh và mạnh mẽ. Điều này cho thấy mùi của sự chốt lời và tranh thủ thoát hàng khi lạm phát hạ nhiệt.
Trong ngắn hạn, Gold vẫn có thể sẽ tiếp tục tích luỹ trong vùng giá này trước khi có sự bứt phá rõ ràng hơn.
Điểm đáng chú ý là Gold đã phá vỡ cái Down Trendline cực dài từ đỉnh 2075 xuống 1893 trên khung H1. Hiện tại, Gold đang có xu hướng Re-test lại đường Trendline này cực khó chịu khi vùng re-test có thể sẽ nằm ở $1910
Như vậy ngay trên khung H1, bear cũng dường như đang làm chủ cuộc chơi. Bull nếu muốn mua, có lẽ lại phải tiếp tục chờ ở hỗ trợ thứ cấp $1910.
Đổi lại Bull có nhiều lựa chọn hơn với lựa chọn mạnh mẽ nhất là $1940 từ signal kỹ thuật quan trọng dưới đây.
EMA200 H4 là kháng cự động cực mạnh
Chuyển qua khung H4 để phân tích Đa khung thời gian (multiple time frame analysis). Trên khung 4 giờ, Tôi muốn tập trung sự chú ý cho đường EMA200 màu trắng. Mời bạn theo dõi biểu đồ kỹ thuật dưới đây:
Ở ba lần trước đó tiếp cận EMA200 tại $1980 – $1973 – $1962, Vàng đều giảm và không thể vượt qua được. Liệu có lần thứ tư và điều này sẽ lặp lại không khi EMA200 đang ở ngay $1940/oz là vùng mà trước đó Gold liên tục bị đập xuống như trò chơi đập chuột!?
Tôi cho rằng đó là vùng đáng để chúng ta chờ một pha Entry Bear trung hạn một lần nữa.
Điểm tiếp theo, các bạn có thể chú ý tới chỉ báo RSI, Tôi cho rằng RSI sẽ Overbought ở vùng giá đó báo hiệu cái Lower High tiếp theo bởi vì từ đầu tháng 06 tới hiện tại, RSI chưa hề Overbought nên cái Lower High này có thể đáng tin cậy được.
Tôi chi phân vân giữa việc EMA200 chính xác sẽ là 1 kháng cự tiếp theo, hoặc ở lần này sẽ tạo cái Bull trap false breakout lên $1950 sau đó rồi mới sụt giảm mà thôi.
Nên giao dịch Gold thế nào trong tuần 28!?
Với các yếu tố cơ bản và kỹ thuật phía trên, trong ngắn và Trung hạn, Tôi cho rằng Bear vẫn là xu hướng chủ đạo, có khả năng Vàng sẽ tích luỹ sau đó mới giảm. Nhưng nhìn chung không có yếu tố nào tạo ra đột biến cho phe Bull trong hiện tại, vì vậy Tôi sẽ tìm kiếm các Entry cho phe Bear là chủ đạo.
Tuần 28-2023, Tôi kỳ vọng sẽ chờ đợi một Entry cho Vàng với suy nghĩ thiên về hướng Vàng có cú False breakout trong vùng từ $1943 – $1953/oz với mục tiêu $1900 – $1886 và xem xét một Entry duy trì trung hạn với mục tiêu $1822/oz.
Nếu bạn đặt câu hỏi tại sao lại là $1822/oz, thì đó là vùng giá mở cửa năm 2023 của Vàng, tức là bet 1 cú Vàng sẽ xoá sạch mức lợi nhuận nó đạt được trong năm 2023 trước khi có thể tăng trở lại.
Gold – tuần 27-2023 xuất hiện mô hình lớn báo hiệu tiềm năng điều chỉnh cao hơn có thể sẽ kiểm tra lại đỉnh $1940/oz.
Trong bài phân tích cuối tuần về đồng USD, Tôi có nêu 2 cái nguy của USD trong Quý 3-2023 cần chú ý. Và có lẽ sau đợt giảm dài, cùng với tác động bằng lời nói của PBOC, đồng USD giảm nhẹ, lợi tức trái phiếu kho Bạc 10 năm của Hoa Kỳ cũng chịu ảnh hưởng bởi thực tế Trung Quốc vẫn là bên nắm giữ nợ Hoa Kỳ nhiều nhất thế giới. Hai yếu tố này là nhân tố chính giúp Vàng có đợt phục hồi ngay khi phiên Mỹ ở cửa.
Dưới đây là một vài góc nhìn kỹ thuật bạn cần chú ý để giao dịch an toàn hơn.
Vai – Đầu – Vai ngược xuất hiện
Tín hiệu đầu tiên khi theo dõi Day Trading chúng ta cần chú ý cái Price Action quan trọng là Vai – Đầu – Vai ngược đã bị phá vỡ Neckline.
Cùng với việc phá vỡ Neckline, hệ thống các đường EMA trong đó có EMA200 cũng bị phá vỡ hoàn toàn vì vậy cảm tính thị trường có thể đã xoay trục với việc phe Bull chiếm lợi thế và phe Bear sẽ phải chờ đợi, quan sát thêm ở Kháng cự $1940/oz.
Ngay sau khi phá vỡ neckline đồng thời là đường Downtrend ngắn hạn, Gold chạm ngay đường Down Trendline mạnh mẽ được duy trì từ đỉnh 2075, ngay lập tức đường Trendline đã có câu trả lời. Như vậy để có thể có được đà tăng vững hơn, buộc phe Bull sẽ phải phá vỡ được đường Trendline dài hạn này.
Cấu trúc tăng ngắn hạn
Tiếp theo, Tôi xem xét tới Cấu trúc tăng ngắn hạn mà Vàng hình thành cho đợt điều chỉnh này với các điểm được đánh dấu từ 1-3 trong biểu đồ dưới đây:
Cấu trúc tăng ngắn hạn với các điểm từ #1 – #3 sau đó đều tạo ra được các mức cao hơn vì vậy có thể nó sẽ còn được duy trì trong 1 vài ngày tiếp theo. Phe Bear có thể sẽ tham gia nếu cấu trúc tăng này bị phá vỡ. Tức là đường Uptrend ngắn hạn bị breakouts, phe Bull sẽ phải bỏ cuộc.
Với cấu trúc này, hai đỉnh gần nhất đang tạo thế phân kỳ vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu chúng ta tham gia thị trường với vùng giá hiện tại. Tôi cho rằng phe Bull nên chờ 1 pha điều chỉnh về đường Trendline ở vị trí số #4 để xem xét tham gia thị trường.
Ở vị trí được đánh dấu #4, trước đó phe Bull nhiều lần cố bảo vệ và tìm kiếm cơ hội đẩy giá cao hơn nhưng bất thành, hi vọng lần này ít nhất trong ngắn hạn nó có thể sẽ có được một sự hỗ trợ tốt bởi cấu trúc tăng này.
Trong tuần chúng ta sẽ cần phải theo dõi kỹ quyết định từ RBA với lãi suất của AUD và dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ, Canada. Trong trường hợp tín hiệu việc làm tốt đến từ cả 2 quốc gia này thì Vàng có thể sẽ quay trở lại đà giảm.
Giao dịch Day Trading thế nào?
Hiện tại Vàng đang trong các đợt điều chỉnh xu hướng giảm theo khung H4 và D1 vì vậy các giao dịch theo hướng Bull nên chốt lời ở Kháng cự sẽ an toàn hơn rất nhiều.
Đối với phe Bear, giờ đây họ sẽ phải chờ tín hiệu phá vỡ đường xu hướng giảm ngắn hạn.
Trước dữ liệu Nonfarm Payrolls, Tôi cho rằng Vàng có cơ hội kiểm định kháng cự $1940.
Dưới đây là kỳ vọng biến động kỹ thuật XAUUSD trước khi NFP được phát hành:
Phe Bull: Chờ mua ở hỗ trợ $1918 – $1915 với mục tiêu $1933, $1937, $1940. Buộc phải cut lỗ ở $1908.
Phe Bear: Chờ tín hiệu xác nhận tham gia thị trường xung quanh $1940 kết hợp thêm với điều kiện NFP tốt hơn kỳ vọng. Tôi sẽ cập nhật thêm sau khi dữ liệu NFP được công bố.
giảm nhẹ vào thứ Hai trong bối cảnh không chắc chắn liệu Cục Dự trữ Liên bang có giữ lãi suất ổn định vào cuối tháng này hay không, trong khi những lo ngại về tăng trưởng kinh tế suy yếu đã kéo xuống.
Kim loại màu vàng đã giảm vào thứ Sáu sau khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ cho tháng 5 mạnh hơn nhiều so với dự kiến, điều này đặt ra triển vọng diều hâu cho Fed khi cơ quan này có những động thái nhằm giảm lạm phát ở mức cao.
Tuy nhiên, một số quan chức Fed tuần trước cũng gợi ý rằng ngân hàng trung ương có thể giữ nguyên lãi suất trong tháng 6, khi cơ quan này đánh giá tác động của các biện pháp thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế trong năm qua. Phân tích kỹ thuật:
Trong khung D, vàng đang quay trở lại khu vực hỗ trợ quanh vùng 1945-1940. Đây là vùng hỗ trợ tương đối rộng vì nó trải dài trong khoảng 1950-1930.
Đối với nhịp này thì khi giá quay đầu từ khu vực 1983-1980 đến khu vực hiện tại thì rõ ràng giá vàng vẫn đang nằm trong xu hướng giảm. Vùng cản tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó là khu vực 1895-1890. Vào khung H4, chúng ta vẫn thấy có 1 xu hướng giảm với vùng đỉnh 1984 với biên độ giao động từ 1985-1935. Với biên độ giao động, áp lực bán và sự giảm điểm của vàng, mình nghĩ rằng giá vàng sẽ không có những nhịp hồi mạnh mà tiếp tục sẽ giảm điểm.
Trong tuần tới, giá vàng có thể giảm về khu vực 1935 mặc dù RSI đang có phân kỳ tăng. Tuy nhiên giá vàng đã phá vỡ key level khi giá phá qua các dải MA như hình.
Giá vàng đã phá vỡ key level khi giá phá qua các dải MA
Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.
giảm nhẹ vào thứ Hai trong bối cảnh không chắc chắn liệu Cục Dự trữ Liên bang có giữ lãi suất ổn định vào cuối tháng này hay không, trong khi những lo ngại về tăng trưởng kinh tế suy yếu đã kéo xuống.
Kim loại màu vàng đã giảm vào thứ Sáu sau khi dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ cho tháng 5 mạnh hơn nhiều so với dự kiến, điều này đặt ra triển vọng diều hâu cho Fed khi cơ quan này có những động thái nhằm giảm lạm phát ở mức cao.
Tuy nhiên, một số quan chức Fed tuần trước cũng gợi ý rằng ngân hàng trung ương có thể giữ nguyên lãi suất trong tháng 6, khi cơ quan này đánh giá tác động của các biện pháp thắt chặt tiền tệ đối với nền kinh tế trong năm qua.
Phân tích kỹ thuật:
Trong khung D, vàng đang quay trở lại khu vực hỗ trợ quanh vùng 1945-1940. Đây là vùng hỗ trợ tương đối rộng vì nó trải dài trong khoảng 1950-1930.
Đối với nhịp này thì khi giá quay đầu từ khu vực 1983-1980 đến khu vực hiện tại thì rõ ràng giá vàng vẫn đang nằm trong xu hướng giảm. Vùng cản tiếp theo chúng ta cần quan tâm đó là khu vực 1895-1890.
Vào khung H4, chúng ta vẫn thấy có 1 xu hướng giảm với vùng đỉnh 1984 với biên độ giao động từ 1985-1935. Với biên độ giao động, áp lực bán và sự giảm điểm của vàng, mình nghĩ rằng giá vàng sẽ không có những nhịp hồi mạnh mà tiếp tục sẽ giảm điểm.
Trong tuần tới, giá vàng có thể giảm về khu vực 1935 mặc dù RSI đang có phân kỳ tăng. Tuy nhiên giá vàng đã phá vỡ key level khi giá phá qua các dải MA như hình.
Giá vàng đã phá vỡ key level khi giá phá qua các dải MA
Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.
tuần tới có thể vẫn chịu sức ép điều chỉnh bởi khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất. Tuy nhiên, cuộc tranh luận kịch tính về trần nợ của Mỹ vẫn đang là điều mà các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ vì bất kỳ sự hạ cấp nào đối với xếp hạng nhiệm của Mỹ sẽ kích hoạt làn sóng đầu tư vào tài sản trú ẩn an toàn như vàng. Trong khi đó, các cuộc đàm phán để nâng mức trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD của chính phủ Mỹ trước ngày 1/6/2023 đã gặp một số trở ngại vào cuối tuần này. Đây là trợ lực hiếm hoi của giá vàng tuần tới.
“Khả năng FED còn tăng lãi suất, USD vẫn chiếm ưu thế so với các đồng tiền chủ chốt, thì giá vàng tuần tới vẫn sẽ còn điều chỉnh, tích luỹ trong suốt quý 2/2023”, ông Colin nhận định và cho biết thêm, mức hỗ trợ quan trọng của giá vàng tuần tới là 1.934 USD/oz (MA100). Nếu không trụ vững trên mức này thì giá vàng tuần tới có thể sẽ giảm xuống vùng 1.900- 1.915 USD/oz và không ngoại trừ khả năng là mức 1.896 USD/oz. Trong khi đó, mức kháng cự mạnh tại 1.992 USD/oz, kế tiếp là 2.018 USD/oz.
Trong tuần tới, Mỹ sẽ công bố báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP). Theo dự kiến, NFP đạt 189.000 việc làm. Nếu NFP đạt thấp hơn mức dự kiến thì giá vàng tuần tới sẽ phục hồi. Ngược lại, giá vàng tuần tới tiếp tục giảm.
Phân tích kỹ thuật
Khi quan sát đồ thị của Vàng ở khung D, kẻ Fibo từ đáy khu vực đầu tháng 3 đến khu vực đỉnh gần nhất thì các bạn có thể thấy mức Fibo 0.5 và 0.618 rơi vào khu vực 1905-1937. Do đó trong tuần tới mình kỳ vọng giá vàng quay về test lại khu vực 1900-1905 với lý do trùng với khu vực Fibo như mình đã đề cập ở trên.
Nhìn vào khung thời gian H4, chúng ta thấy một vùng hỗ trợ ở 1950. Tuy nhiên giá vàng đã phá qua khu vực hỗ trợ này rồi và đang test lại khu vực đó.
Tuy nhiên về tổng thể mình vẫn nghĩ đây là một xu hướng giảm của Vàng nên mình sẽ tìm những điểm giá vàng có thể hồi về và setup lệnh sell tại những điểm đó. Đầu tiên giá vàng có thể hồi lên đến khu vực Fibo 0.618 tại vùng giá 1968 và không ngoài trừ khả năng giá vàng có thể hồi lên đến khu vực đỉnh cũ 1980.
Sau những tin tức quan trọng trong tuần, mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường vàng để có những nhận định rõ nét hơn, hãy cùng đón chờ nhé.