Vàng giao ngày tăng 0,2% lên 1.698,07 USD / ounce sau khi trượt xuống dưới mức 1.700 USD quan trọng vào thứ Sáu. Vàng tương lai giảm 0,2% xuống 1.705,40 USD / ounce. Thị trường kim loại giảm vào thứ Sáu sau khi dữ liệu của bộ lao động Hoa Kỳ cho thấy bảng lương phi nông nghiệp tăng hơn dự kiến trong tháng 9, trong khi thất nghiệp cũng giảm so với tháng 8. Báo cáo cho thấy thị trường lao động Hoa Kỳ vẫn phục hồi, giúp Fed có đủ không gian để tiếp tục thắt chặt chính sách khi cơ quan này phải vật lộn để chống lại lạm phát.
Vàng cũng có ít nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh điều kiện địa chính trị ở châu Âu và châu Á ngày càng tồi tệ. Mặt khác, đồng đô la đã tăng mạnh sau báo cáo việc làm hôm thứ Sáu và vẫn được ghim gần mức cao nhất trong 20 năm.
Phân tích kỹ thuật:
Ở khung tuần (W), giá vàng trong thời điểm hiện tại dường như đang quay trở lại phản ứng với khu vực 1680-1700. Có thể thấy rằng con sóng giảm từ đầu tháng 3/2022 đã cho thấy một nhịp giảm khá là mạnh của thị trường vàng.
Với khung ngày (D), ta có thể thấy cấu trúc giảm của vàng một cách đơn giản và rõ nét hơn. Ở khung H4 chúng ta đang thấy một xu hướng tang. Nếu chờ đợi một nhịp hồi trong khu vực này chúng ta có khu vực hỗ trợ gần nhất 1665 -1680, xa hơn thế thì vàng cần phải phá qua khu vực 1735-1740 thì chúng ta mới có thể xác định được một nhịp tăng mạnh.
Nhận định:
có khả năng sẽ hồi lên đến khu vực 1710-1713 sau đó test lại khu vực có phản ứng tốt trước kia là 1680 – 1665. Tuy nhiên chưa thể khẳng định liệu vàng sẽ có nhịp phục hồi mạnh hay tiếp tục xu hướng giảm, để có những giao dịch an toàn chúng ta hãy cùng chờ đợi bản tin CPI tuần tới.
Giá vàng đang tăng lên ở mức cao trong một tuần trong khi đồng USD rút khỏi các mức cao gần đây vào ngày thứ Sáu. Thế nhưng, kim loại quý vẫn ghi nhận quý tồi tệ nhất kể từ tháng 3 năm ngoái trước nỗi lo Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất mạnh tay trong thời gian tới.
Hợp đồng vàng giao ngày tăng nhẹ 0.06% lên 1,661.79 USD/oz vào lúc 16h (theo giờ địa phương EDT) và ghi nhận mức tăng 1.4%/tuần. Hợp đồng vàng tương lai tại Mỹ cộng 0.05% lên 1,669.10 USD/oz. Trong quý vừa qua, giá vàng giảm khoảng 7.7%, chứng kiến tháng giảm giá thứ 6 liên tiếp, đợt giảm giá dài nhất trong 4 năm.
Phân tích kỹ thuật:
Kết thúc tuần vừa rồi là 1 cây nến xanh, hứa hẹn một nhịp hồi lên khu vực 1690. Liệu điều đấy có thành hiện thực hay không? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích trong những khung thời gian nhỏ hơn.
Trong khung D chúng ta có 1 cây nến Pinbar rút râu xuống và 1 cây nến Pinbar rút râu lên rất là mạnh, có thể nói hai cây nến đóng đã triệt tiêu nhau quanh khu vực 1660. Trở về với khung H4, chúng ta có thể thấy RSI đang trong vùng giá sideway, vùng cản có thể phản ứng mạnh gần nhất của vàng tại khu vực 1685.
Trong tuần sau giá vàng sẽ quay về test lại 2 khu vực 1654-1655, không ngoại trừ khả năng test lại khu vực 1643.
Tuy nhiên chưa thể khẳng định liệu vàng sẽ có nhịp phục hồi mạnh hay tiếp tục xu hướng giảm, để có những giao dịch an toàn chúng ta hãy cùng chờ đợi bản tin non-farm hôm thứ 4 và thứ 6 để quyết định DXYsẽ theo chiều hướng như thế nào, từ đó củng cố thêm nhận định về hướng đi của vàng.
Nhận định:
Vàng trong tuần tới test lại khu vực 1655-1645.
Để tăng mạnh thì vàng cần phá được qua khu vực 1685-1690.
Khung thời gian H1 hình thành cấu trúc tăng rõ ràng (đỉnh/đáy sau cao hơn đỉnh/đáy trước).
Vì cả hai khung thời gian H4 và H1 đều đang tăng, do đó chúng ta hãy cùng nhau tiến đến khung thời gian M15 để nắm bắt cho mình một cơ hội đặt lệnh.
Nhìn vào biểu đồ khung M15, theo lý thuyết sẽ có ngay hai điểm anh em có thể cân nhắc để vào lệnh:
Đỉnh cũ 0.6773.
Key level H1 và M15 0.6726.
Stoploss: Dưới key level bạn vào lệnh.
Take profit: Vùng giá 0.6823 hoặc xa hơn là vùng 0.6870.
Để hiểu hơn về phân tích kỹ thuật và cách tìm lệnh mọi người có thể tham khảo tại đây.
Disclaimer: Đây là phân tích cá nhân của mình theo phương pháp Price Action. Bài viết này chỉ mang tính tham khảo và không phải lời khuyên mua/bán. Phân tích này có thể thay đổi tuỳ theo biến động của thị trường. Các nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
vẫn đang trong một trend giảm, kết thúc tuần Vàng tiếp tục có một nhịp giảm khá manh, các thông tin về chiến tranh Nga và UK vẫn không có nhiều thay đổi, tốc độ lạm phát và suy thoái kinh tế vẫn đang ở mức như dự đoán ở Mỹ nhưng lại đang tăng khá mạnh ở Châu Âu, nhất là khi mùa đông đang đến và vấn đề năng lượng đang là một vấn đề nóng tại khu vực này. Vàng vẫn đang giảm nhưng mình đánh giá sẽ không giảm quá mạnh ở tuần tới.
Thông tin về các quỹ mua tích trữ Vàng không có gì mới, thông tin quan trọng chỉ đến từ việc Nga dùng Vàng để thanh toán các khoản nợ quốc tế, tuy nhiên thông tin này vẫn chưa được xác thực cho nên việc Vàng giảm mạnh là khá khó. Chúng ta vẫn chờ thêm các động thái từ Trung Quốc và Đài Loan xem có xung đột nổ ra hay không.
Phân tích kỹ thuật
Xu hướng ngắn hạn của Vàng:
Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng Vàng đang phản ứng khá tốt ở vùng giá 35, và đây vẫn là khu vực Vàng sẽ tiếp tục có phản ứng khi mở phiên trong tuần tiếp theo, Vàng đang có xu hướng tích lũy theo chiều hướng giảm, nếu vượt qua vùng 1735 thì vùng giá tiếp theo Vàng giảm về sẽ là vùng quanh 1710-1715. Không loại trừ khả năng Vàng giảm về vùng 1670-1680, đây cũng là vùng hỗ trợ khá cứng mà Vàng đã phản ứng nhiều lần
Xu hướng dài hạn của Vàng vễ sẽ lại tiếp tục có các nhịp giảm, Vùng 1670-1680 sẽ là vùng cản khá mạnh, đó sẽ là vùng cản mà tại đó giá có thể phản ứng và hồi lên những vùng giá cao hơn. Hiện tại Vàng vẫn đang tích lũy trong mô hình Nêm, Và khả năng sẽ vẫn còn các nhịp giảm trong tuần tới của Vàng. Trend lớn trên khung D vẫn là trend giảm mạnh của Vàng.
Canh sell ngắn hạn khi giá hồi lên sau khi phản ứng vùng 1735, canh sell lại khi giá chạm trend giảm, nếu giá vượt qua vùng 1735 trong tuần tới sẽ canh sell xuống theo thị trường. Vùng 1735 vẫn sẽ là vùng giá phản ứng đi ngang trong đầu phiên ngày thứ 2 đầu tuần nên AE có thể canh đánh ngắn tại vùng giá này.
Canh buy dài hạn ở vùng 1670-1680 khi giá giảm mạnh trong tuần tới, đây là vùng hỗ trợ khá tốt, canh sell lại khi giả quay về test chạm trend ở vùng 1745-1750.
tuần 34-2022 cùng với tiếp tục đà giảm điều chỉnh và có thể chỉnh sâu hơn nữa khi các Mô hình lớn xuất hiện.
Tôi đã quan sát EURJPY khá lâu và cũng đã có những Setup nhưng đáng tiếc là hụt 1 chút. Tuy nhiên, việc hụt hoá ra lại hay vì Tôi có thể chờ đợi các tín hiệu rõ ràng hơn.
Trong bài phân tích này, Tôi sẽ chia sẻ các góc nhìn về EURJPY khi một trong những Mô hình rất lớn của trường phái Price Action xuất hiện: Vai – Đầu – Vai thuận.
Phân tích kỹ thuật EURJPY khug D1
Trên khung D1 của EURJPY, Tôi sẽ phân tích dựa vào các Mô hình Price Action, Các đường EMA và chỉ báo RSI
Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận
Biểu đồ kỹ thuật EURJPY tuần 34-2022 khung ngày cho tín hiệu rất rõ ràng về Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận cực lớn.
Chúng ta có các tham số cần chú ý được coi như các vùng giá kỹ thuật cho Mô hình Vai – Đầu – Vai như sau:
Vai trái tại 140.00
Đỉnh đầu tại 144.27
Vai phải tiềm năng tại 138.39
Đây sẽ là các kháng cự tiềm năng cho EURJPY trong tương lai gần.
Neckline tại 133.69
Vùng mục tiêu tối đa của Mô hình trong trường hợp giảm theo Vai – Đầu – Vai thuận tại 125.96
Hai vùng giá này sẽ vừa là mục tiêu, vừa là Hỗ trợ cho xu hướng tăng dài hạn trước đó.
EMA Crossover trung hạn
EMA là tín hiệu kỹ thuật thứ 2 Tôi xem xét trên khung D1 để kiểm tra xem liệu Mô hình Price Action có đáng tin và nên theo đuổi hay không!?
Thật may mắn khi các đường EMA ngắn và trung hạn đã cho tín hiệu Crossover trước đó và Tuần 34-2022, EURJPY đang kiểm tra EMA200 dài hạn, có tiềm năng sẽ Breakout EMA200.
Trong trường hợp EURJPY có thể Breakout được EMA200, chuyện tồi tệ sẽ đến với phe Bull.
Giá trị EMA200 hiện đang ở 136.00 và EMA50 tại 137.65
Với các tín hiệu crossover của EMA trên khung D1, Mô hình Price Action được xác định phía trên sẽ có tiềm năng hơn.
RSI nằm trong lãnh thổ phe Bear
RSI đã oversold trước đó và có đợt phục hồi nhẹ. Nhưng dường như sự phục hồi chấm dứt tại 138.00. Tỷ giá EURJPY đang có xu hướng sẽ Breakout EMA200 và kiểm tra lại đáy gần nhất giờ đây sẽ là neckline tại 133.69.
RSI cũng cảnh báo tại 133.69 có thể sẽ có đợt phục hồi trước khi EURJPY có thể tiếp diễn đà giảm.
Một điểm hỗ trợ cho phe Bear đó là việc RSI biến động dưới ngưỡng 50, lãnh thổ của phe Bear.
Phân tích kỹ thuật EURJPY khung H4
Trên khung 4 giờ, Tôi cũng sử dụng Cấu trúc Lower High – Lower Low, Mô hình Price Action kết hợp cùng với hệ thống EMA để phân tích
Cấu trúc Lower High – Lower Low
LH – LL là cấu trúc chủ đạo của xu hướng giảm. Khi biểu đồ kỹ thuật hiển thị cấu trúc này thì việc tìm kiếm cơ hội theo phe Bear sẽ giúp nhà đầu tư bớt rủi ro hơn.
High – Low đợt giảm đầu tiên: Đỉnh (H) tại 144.25, Đáy (L) tại 136.86
Lower High – Lower Low đợt giảm thứ hai: Đỉnh thấp hơn (LH) tại 142.31, Đáy thấp hơn (LL) tại 133.398.
Như vậy chúng ta đã có được 2 đợt giảm để tạo thành Cấu trúc đỉnh thấp dần và đáy thấp dần. Câu hỏi đặt ra là liệu Cấu trúc này có được duy trì và tiếp diễn hay không!? Và vùng giá $137.94 liệu có thành cái Lower High thứ hai để tiếp tục giảm tìm kiếm cái Lower Low thứ hai hay không?
Chúng ta sẽ xem xét một số các tín hiệu khác để xem xét về khả năng mà Tôi đề cập phía trên.
Mô hình Cờ giảm – Bearish Flag
Mô hình cờ giảm – Bearish Flag là một dạng Mô hình giá trong phân tích kỹ thuật với xác suất tốt mà Tôi thường theo đuổi.
Tôi kéo Fibo Retracement cho đợt giảm thứ hai từ 142. 31 về 133.389 và nhận thấy EURJPY đang tích luỹ trong tam giác với kháng cự tại Fibo 50%. EURJPY đã tạo 2 đỉnh nhỏ tại Fibo 50% và giảm xuống dưới 38.2% nên giờ đây chúng ta có quyền kỳ vọng Fibo 38.2% trở thành kháng cự.
Điều này có nghĩa là chúng ta có tiềm năng tại 2 vùng giá:
Fibo 38.2% tại 136.80
Fibo 61.8% tại 138.90
Nếu quyết định chờ bán EURJPY trong tuần 34-2022 tại Fibo 38.2% bạn nên setup sẵn 1 chiến lược dự phòng tại Fibo 61.8% vì thị trường luôn có tính xác suất và điểm kháng cự, chốt chặn cuối cùng của cờ giảm là tại Fibo 61.8%
EMA Crossover dài hạn
EMA luôn là hệ thống chỉ báo giúp Tôi định hình xu hướng thị trường dài hạn. Vì vậy, Tôi bắt buộc phải xem thêm hệ thống này trên khung 4 giờ của EURJPY tuần 34-2022.
Thật may mắn khi EURJPY đã cho tín hiệu Crossover cực đẹp trước đó vào khoảng trung tuần tháng 07.
Ngay sau đó, EMA200 thể hiện vai trò Kháng cự khá rõ ràng khi hai lần liên tiếp EURJPY bị bán xuống tương đối mạnh khi tiếp cận vùng giá của EMA200 tại 137.86.
Với tín hiệu EMA Crossover down dài hạn này, Bắt buộc Tôi sẽ phải chờ Bear thay vì chờ Bull vì xác suất cho phe Bear sẽ tốt hơn.
Chiến lược giao dịch
Tôi có hai chiến lược giao dịch với EURJPY. Chiến lược đầu tiên chờ bán tại Fibo 38.2% khung 4 giờ ở 136.79 với mục tiêu là 131.52 và 128.89.
Chiến lược dự phòng khi giao dịch đầu tiên thất bại, Tôi sẽ chờ bán 1 lần nữa tại Fibo 61.8% khung 4 giờ tại 138.90 cũng với mục tiêu 131.52 và 128.89.
Mục tiêu lợi nhuận của chúng ta sẽ là vùng giá 135.80 hoặc xa hơn là 134.80
Để hiểu hơn về phân tích kỹ thuật và cách tìm lệnh mọi người có thể tham khảo tại đây.
Disclaimer: Đây là phân tích cá nhân của mình theo phương pháp Price Action. Bài viết này chỉ mang tính tham khảo và không phải lời khuyên mua/bán. Phân tích này có thể thay đổi tuỳ theo biến động của thị trường. Các nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định giao dịch.
vẫn đang trong một xu hướng giảm khá rõ rệt, thông tin về việc FED sẽ tiếp tục còn tăng lãi suất khiến cho dòng vốn đổ vào mua USD vẫn chưa hạ nhiệt, vẫn còn lực tăng khá mạnh. Hiện tại nền kinh tế châu Âu đang chịu tác động cực kỳ nặng nề đến từ lạm phát và giá nhiên liệu đăng tăng cao, nhất là vào mùa đông sắp tới, dòng vốn đang có sự dịch chuyển vào USD nhiều hơn, hiện tại USD vẫn là nơi an toàn hơn cả, điều đó khiến cho giảm mà 80% thời gian Vàng và DXY diễn biến ngược nhau cho nên mình nhận định Vàng vẫn sẽ còn thêm xu hướng giảm cho đến khi tình hình kinh tế chính trị thế giới có thêm biến động mạnh trong thời gian sắp tới.
Các quỹ lớn về vàng gần đây không có nhiều động thái liên quan đến việc mua Vàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giá Vàng giảm, chiến tranh Nga UK cũng không có nhiều diễn biến mới và đã mất đi tính thời sự, Vàng không còn nhiều kỳ vọng tăng giá do ảnh hưởng bởi chiến tranh nữa.
Phân tích kỹ thuật
Xu hướng ngắn hạn của Vàng: Chúng ta có thể dễ dàng quan sát được xu hướng giảm của Vàng khá rõ ràng, vậy nếu ta mua hoặc bán ngay ở vùng này thì khả năng vàng sẽ có nhịp hồi ngắn hạn, tuy nhiên thì bản thân mình cho rằng trong một xu hướng giảm thì chúng ta nên canh sell sau những nhịp hồi của Vàng sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc giao dịch ở các vùng giá sideway. Giá có thể sẽ hồi về vùng 1755, đây là vùng mà mình đánh giá sẽ là vùng phản ứng ngắn hạn của Vàng. Vùng 1745 vẫn là vùng giá mà tại đó giá sẽ đi ngang ít nhất hêt phiên sáng ngày đầu tuần.
Xu hướng dài hạn của Vàng vễ sẽ lại tiếp tục có các nhịp giảm, Vùng 1735 sẽ là vùng cản khá mạnh, đó sẽ là vùng cản mà tại đó giá có thể phản ứng và hồi lên những vùng giá cao hơn. Hiện tại Vàng vẫn đang tích lũy trong mô hình Nêm, kỳ vọng giá phá qua Nêm và sẽ xác định xu hướng sau cú phá Nêm, các bạn chờ thêm mình sẽ có thêm cập nhật về thị trường sau khi giá phá vùng 1745 và có xu hướng giảm mạnh về vùng 1735
Canh sell ngắn hạn với các nhịp hồi của thị trường ở các vùng giá 1755, canh đánh Scapl ở vùng giá hiện tại 1745 có thể diễn biến hết phiên sáng ngày thứ 2 hoặc hết ngày thứ 2 đầu tuần giá sẽ đi quanh vùng này.
Canh đánh dài hạn giá giảm về vùng 1735 sẽ có những nhịp hồi kỹ thuật, tuy nhiên ngược trend nên các bạn cân đối khối lượng tránh rủi do, vẫn ưu tiên các nhịp hồi lên để canh sell lại.
Chúng ta có thể nhìn thấy cực kỳ rõ ràng vùng cản quanh mốc từ 1790-1800 khá cứng, giá đã phản ứng cực kỳ nhiều lần, đã có những lúc giá vượt mốc 1800 nhưng cuối cùng lại quay đầu giảm vẫn quanh trên dưới khoảng 10 , mình đánh giá đây là một vùng cản tâm lý cực kỳ tốt và đã tích lũy gần 2 tuần trở lại đây.
Vùng Kháng cự mạnh của Vàng
Vùng cản tâm lý mạnh của Vàng
Có thể nhìn thấy rất rõ trend giảm lớn của Vàng đã bị vượt qua tuy nhiên vùng cản 1790-1800 đang là một vùng phản ứng tốt khiến cho Vàng nhiều khả năng có thể quay trở lại trend giảm, chúng ta cần chờ đợi Vàng phản ứng phá qua vùng tích lũy hiện tại để biết Vàng sẽ tăng tiếp hay giảm mạnh.
Vùng Hỗ trợ canh buy Vàng nếu Vàng phá vùng tích lũy để giảm
Các thông tin vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến Vàng
Chiến tranh Nga và Uk đã trải qua 6 tháng, các tin tức đã không còn tác động quá nhiều đến thị trường, ở thời điểm cuối của tháng 2 năm 2022 khi các tin tức chiến tranh ảnh hưởng rất lớn đến giá Vàng, khiến giá Vàng tăng rất mạnh, nhưng thời điểm này các thông tin từ cuộc chiến này đã không còn ảnh hưởng lớn tới giá Vàng và Dầu.
Các thông tin liên quan đến việc Trung Quốc có phát động chiến tranh với Đài Loan hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn, nếu có chiến tranh nổ ra mình nghĩ sẽ ảnh hưởng tới giá Vàng, khiến giá Vàng tăng do Vàng sẽ được tích trữ nhiều khi có chiến tranh nổ ra, tuy nhiên sẽ không tác động mạnh bằng cuộc chiến Nga và UK.
Các thông tin liên quan đển lạm phát của Mỹ giảm từ khoảng 8.7% về khoảng 8.5% là một con số tốt cho nền kinh tế Mỹ, nhưng bên cạnh dó FED cũng dự báo đà suy thoái của kinh tế Mỹ từ giờ đến cuối năm khiến cho triển vọng lạc quan về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ không có nhiều khả quan, tuy nhiên so với việc Châu Âu đang bước vào thời gian khó khăn do ảnh hưởng bởi các lệnh cấm vận dầu và khí đốt với Nga đáng lo ngại hơn rất nhiều, vậy nên việc các nhà đầu tư trú ẩn vào đồng USD cũng khiến cho giá Vàng bị ảnh hưởng rất nhiều.
=> Vàng vẫn đang trong vùng giằng co, quan sát thêm và chờ Vàng phá qua vùng giằng co 1780-1800. Nếu Vàng giảm canh buy ở các kháng cự 1770 và 1755. Nếu Vàng tăng phá vùng giằng co đi lên có thể canh giá phục hồi quanh mốc 1800 để tiếp tục mua lên
Phân tích Vàng 25/7- thế giới tuần trước sau khi giảm về quanh 1680 thì đã có nhịp tăng mạnh lên quanh 1737 và suy giảm nhẹ trở lại sau đó. Hôm nay không có dữ liệu kinh tế quan trọng công bố, vàng có thể di chuyển hẹp phiên đầu tuần để chờ cuộc họp FOMC vào giữa tuần.
Những lo lắng dai dẳng về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái toàn cầu hóa ra lại là một yếu tố quan trọng mang đến một số hỗ trợ cho vàng trú ẩn an toàn. Những dữ liệu kinh tế Hoa Kỳ gần đây cũng không được tốt phản ánh những lo ngại ngày càng tăng về triển vọng kinh tế xấu đi. Điều này đã hỗ trợ giá vàng tăng giá.
Lợi tức trái phiếu kho bạc ngắn hạn giảm do lo ngại suy thoái kinh tế, với dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ vào thứ Sáu đã làm tăng thêm sự đặt cược. Các hợp đồng hoán đổi cũng cho thấy khả năng tăng lãi suất 75 điểm cơ bản vào giữa tuần này giảm nhẹ, lần đầu tiên xảy ra kể từ khi lập trường chính sách của Fed trở nên diều hâu. Các hợp đồng hoán đổi hiện dẫn đến việc tăng lãi suất gần 75 điểm cơ bản vào tháng 7, với khả năng cao hơn khoảng 58 điểm cơ bản sau đó. Do Fed có xu hướng tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, kết quả này cho thấy việc tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 9 có nhiều khả năng hơn là tăng lãi suất 75 điểm cơ bản.
Tóm lại : Vàng đang được hỗ trợ tăng khi thị trường lo lắng về “cuộc suy thoái toàn cầu”. Ngoài ra, kỳ vọng FED tăng mạnh lãi suất đang suy giảm cũng là yếu tố hỗ trợ giá vàng. Cuộc họp của FOMC diễn ra vào 26-27/7 tới đây sẽ được giới đầu tư chú ý – FED dự kiến sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản trong cuộc họp – Thị trường đã tiêu hóa kỳ vọng này.
Về góc kỹ thuật
Vàng sau khi giảm về quanh 1680 thì đã có nhịp tăng mạnh lên 1737 trước khi suy giảm nhẹ trở lại. Hiện vùng hỗ trợ ở quanh vùng Fib 38.2% của đoạn tăng trước đó ở quanh 1717 có thể xem xét mua trong ngày.
Chiến lược tham khảo : Vàng 25/7 – Mua 1715-1717, Stop 1712, TP 1730.
Tuần đầu tiên của tháng 3 sẽ là một tuần bận rộn khác đối với các nhà đầu tư. Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine tiếp tục làm rung chuyển thị trường tài chính, trong đó tiền tệ và cổ phiếu có thể khiến họ thua lỗ. Không thể đoán trước được Tổng thống Nga Putin sẽ còn có những hành động quân sự gì trong nỗ lực lật đổ chính phủ được bầu cử dân chủ của Ukraine. Một đoàn xe quân sự lớn kéo dài hơn 17 dặm đã di chuyển đến khu vực của Kyiv để chuẩn bị cho một cuộc tấn công chuyên sâu hơn. Nền kinh tế Nga sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi các biến động kinh tế , đồng rúp lao dốc và tất cả động thái mà các nước khác thực hiện nhằm đóng băng Nga ra khỏi hệ thống tài chính. Lo lắng về hậu quả đối với nền kinh tế toàn cầu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên diện rộng của lợi suất trái phiếu và tình trạng bán tháo cổ phiếu toàn cầu.
Trong khi giá cả trên toàn cầu dự kiến sẽ tăng do cuộc tấn công của Nga, sự sụt giảm gần đây của lợi suất trái phiếu cho chúng ta thấy rằng các nhà đầu tư kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ nhẹ tay hơn với việc bình thường hóa chính sách. Dù chỉ là xung đột là giữa Nga và Ukraine, nhưng mọi quốc gia đều đang cảm thấy bị đe dọa đối với an ninh quốc gia của mình. Hiện có rất nhiều biến động và điều đó có thể khiến các ngân hàng trung ương thận trọng hơn. Tuần này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cách các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine, bắt đầu với thông báo về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Dự trữ Úc vào tối nay, tiếp theo là cuộc họp của Ngân hàng Canada và phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell trước Quốc hội vào thứ Tư.
Ngân hàng Dự trữ Úc đã rất kín tiếng. Họ được cho là sẽ không thay đổi chính sách tiền tệ. Và trong khi việc tăng lãi suất có thể xảy ra trong năm nay, cùng với môi trường biến động giai đoạn này, họ có thể chọn giữ nguyên triển vọng cho đến khi tình hình ổn định hơn. Mặt khác, Ngân hàng Trung ương Canada dự kiến sẽ tăng lãi suất. Đầu tháng này, thị trường đã dự đoán 70% khả năng tăng nửa điểm, nhưng giờ tỷ lệ cược đó đã giảm xuống còn 20%. Tăng một phần tư điểm là một thỏa thuận đã được thông qua và nếu ngân hàng trung ương thực hiện như vậy, có thể tăng trở lại trên 1,2750. Tuy nhiên, nếu tình hình xung đột kết thúc và để vượt qua áp lực giá cả ngày càng gia tăng, thì USD/CAD nên kiểm tra 1,26.
Trọng tâm chú ý chính sẽ là Powell. Fed đã khẳng định rằng lãi suất đang tăng trong tháng 3, nhưng cuộc tấn công của Nga đã làm tình hình thêm phức tạp. Cuộc chiến ở Ukraine sẽ không thay đổi kế hoạch tăng lãi suất của Fed trong thời gian hai tuần vì lạm phát đang ở mức cao nhất trong bốn thập kỷ, nhưng họ có thể sẽ chậm rãi hơn trong chính sách thắt chặt của mình. Câu hỏi lớn vào ngày mai là Powell sẽ nói gì về tác động kinh tế của cuộc xâm lược. Nếu ông tập trung vào giá cả cao và nhu cầu đi trước nó, sẽ giao dịch cao hơn với tiền đề rằng chu kỳ thắt chặt sẽ diễn ra theo kế hoạch. Tuy nhiên, nếu ông bày tỏ bất kỳ quan ngại nào về sự gián đoạn kinh tế, có thể giảm hơn nữa, kéo đồng bạc xanh xuống thấp hơn. Rất có thể, Powell sẽ xác nhận lãi suất sẽ cần phải tăng, và vẫn còn quá sớm để nói chiến tranh sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào.
Trong tuần này, cuộc tấn công của Nga vào Ukraine sẽ chiếm ưu thế trên các tiêu đề tin tức và quyết định dòng chảy tiền tệ, nhưng ngoài điều đó, 5 sự kiện hàng đầu cần theo dõi sẽ là:
Công bố chính sách tiền tệ của ,
của Ngân hàng Canada,
Phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell,
của Hoa Kỳ
CPI của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Chúng tôi cũng sẽ theo dõi các chỉ số PMI của Trung Quốc, ISM của Hoa Kỳ, cùng với các báo cáo GDP quý IV từ Úc và Canada.