USDJPY liệu có thể tăng tiếp tục trong trung hạn?

[ad_1]

Về cơ bản

  • Tỷ giá đang có xu hướng tăng mạnh trong vài tháng qua.
  • Trái phiếu Nhật Bản tiếp tục lao dốc khi mối lo ngại về nền kinh tế vẫn tiếp tục.
  • Cặp tiền này vẫn đang trong xu hướng tăng giá

Tỷ giá nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái khi nhà đầu tư tập trung vào thị trường trái phiếu Nhật Bản. Nó đang giao dịch ở ngưỡng kháng cự quan trọng 150, cao hơn 17,6% so với mức thấp nhất trong năm na

Đồng Yên Nhật sụp đổ

Đồng Yên Nhật là một trong những đồng tiền có diễn biến tệ nhất ở các nước phát triển. Nó đã giảm gần 50% so với mức cao nhất trong đại dịch Covid-19. Điều này xảy ra do Ngân hàng Nhật Bản (BoJ), vốn đã đi chệch khỏi các ngân hàng trung ương khác như Cục Dự trữ Liên bang, Ngân hàng Canada và Ngân hàng Anh.

Các ngân hàng trung ương này bắt đầu tăng lãi suất vào năm 2022 khi lạm phát bắt đầu gia tăng. Fed đã đẩy từ 0% lên 5,50% và chỉ ra mức tăng cao hơn trong tương lai. Tương tự, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh đã đẩy lãi suất lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Mặt khác, BoJ đã để lãi suất ở vùng âm và tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng (QE). Nó chỉ mới kết thúc việc kiểm soát đường cong lợi suất vài tháng trước. Điều này có nghĩa là cung tiền ở Nhật Bản vẫn ở mức cao.

Giờ đây, cặp USD/JPY đã tăng mạnh khi lãi suất trái phiếu Nhật Bản tăng vọt, buộc Ngân hàng Nhật Bản phải can thiệp. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lên 0,80%, mức cao nhất kể từ năm 2013.

Lợi suất trái phiếu di chuyển theo hướng ngược lại với giá cả. Do nhu cầu trái phiếu chính phủ kém, BoJ buộc phải mua trái phiếu trị giá hàng tỷ USD trong vài tháng qua.

Không rõ những hành động này sẽ tác động như thế nào đến thị trường đồng Yên Nhật. Một giải pháp tiềm năng là tăng lãi suất, điều này khó có thể xảy ra vào lúc này. Các nhà kinh tế tin rằng ngân hàng sẽ thoát khỏi lãi suất âm vào năm 2024.

Phân tích kỹ thuật USD/JPY

Tại biểu đồ ngày, xu hướng chính của cặp tiền này vẫn đang tăng. Mức giá hiện tại đang trùng với đỉnh cao gần nhất được hình thành vào tháng 11/2022. Đây là sẽ mức kháng cự mạnh cho cặp tiền trong thời gian tới, nếu muốn tăng cao hơn, nó cần đóng cửa nến ngày trên điểm cao nhất 151.94. Trong khi đó, giá cũng tăng chậm lại khi tới gần kháng cự cứng này trong suốt giai đoạn từ tháng 9 tới nay. Do vậy, trong dài hạn vẫn cần quan sát thêm hành động giá.

Tại biểu đồ 4h, sau nhịp giảm đột ngột hôm 3/10, tới nay giá vẫn đi trong cây nến giảm dài ( inside bar). đây là 1 tín hiệu chưa rõ ràng xu hướng tiếp theo của cặp tiền này. Kháng cự tại khung 4h này là mức đỉnh 150.16, trong khi swing low của nó tại 147.33. Cũng cần quan sát hành động giá rõ ràng hơn.

[ad_2]

Source link

USD/JPY tuần 30-2023: Tích luỹ trong tam giác cân biên độ rộng!?

[ad_1]

tuần 30-2023 sau cú giảm sâu đã có đợt phục hồi mạnh với Hỗ trợ quan trọng tại 137.50 vượt ngưỡng tâm lý 140.00.

Về cơ bản, cấu trúc kỹ thuật cho thấy xu hướng trung hạn của USD/JPY là đợt tích luỹ trong tam giác cân rất lớn sau đợt tăng mạnh.

Trong tuần, để chuẩn bị cho các tin tức quan trọng từ FED, ECB, BOJ, chúng ta cùng phân tích kỹ hơn các vùng giá của USD/JPY để có kế hoạch và cùng chờ đợi:

Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle

Mô hình tam giác cân – Symmetrical Triangle thể hiện rất rõ trên khung H4 biểu đồ kỹ thuật USD/JPY với cấu trúc đỉnh thấp dần và đáy cao dần:

USD/JPY tuần 30-2023 khung 4 giờ tích luỹ biên độ rộng trong tam giác cân

Hai thời điểm tạo đỉnh trước đó tại phạm vi 152.00 và 145.00 là các thời điểm khi quan sát kỹ, chúng ta thấy xuất hiện những tin đồn và một phần sự thật với các lo ngại có sự can thiệp từ chính phủ Nhật Bản để hạn chế đà giảm đồng Yên Nhật so với đồng Đô la Mỹ.

Lần gần nhất Bộ Tài Chính Nhật phải can thiệp trực tiếp là vào tháng 12-2022 bằng cách bán ra đồng USD, mua vào đồng Yên Nhật khi đồng Yên Nhật mất giá sâu và nằm ở ngưỡng 152 Yên đổi 1 USD.

Tại vùng đỉnh tiếp theo 145.00, tin đồn về sự can thiệp của Bộ Tài Chính Nhật Bản trở lại. Tuy nhiên tin đồn này đã không trở thành sự thực khi Nhật Bản không có sự can thiệp nào. Chính vì vậy đà giảm của cặp USD/JPY đã tạm dừng ở hỗ trợ 137.50.

Hai Vùng đáy được nhận dạng rõ ràng để hình thành hỗ trợ tam giác nằm ở vùng 127.50 và vùng 130.5. Sau đó đồng Yên Nhật tiếp tục mất giá khi lạm phát gia tăng trong khi BOJ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất âm và Kiểm soát đường cong lợi tức. FED tăng lãi liên tục làm cho khoảng cách chính sách ngày càng được nới rộng kéo theo sự mất giá của đồng Yên mạnh mẽ hơn.

Với cấu trúc hiện tại từ biểu đồ kỹ thuật USD/JPY, Tôi cho rằng đợt tích luỹ sẽ có tiềm năng tiếp diễn khi thị trường tiếp tục có những kỳ vọng trái chiều với USD và JPY. Và điều này sẽ được thể hiện rõ sau khi kết thúc tuần giao dịch thứ 30:

Về phía BOJ: Các nhà đầu tư kỳ vọng BOJ sẽ bắt đầu có những thay đổi về chính sách bằng hành động cụ thể. Mà có lẽ thay đổi nhỏ đầu tiên sẽ đến từ chính sách kiểm soát đường cong lợi tức khi Lạm phát cốt lõi của Nhật Bản đã vượt Mỹ sau 15 năm.

Về phía FED: Các nhà đầu tư kỳ vọng FED sẽ tạm dừng chu kỳ tăng lãi suất sau đợt tăng lãi vào tháng 07.

Kỳ vọng trái chiều này cùng với hành động từ phía hai ngân hàng Trung Ương sẽ tiếp tục chi phối xu hướng của USD/JPY trong giai đoạn sắp tới.

Kháng cự quan trọng trên USD/JPY:

  • 143.5 – 144.00: Kháng cự tiềm năng được tạo bởi đường Kháng cự của tam giác cân được duy trì trong trung hạn từ tháng 11-2022 tới hiện tại.
  • 145.50 – 146.00: Kháng cự tại đình thứ hai thấp dần so với đỉnh gần nhất tại 152.00. Vùng này sẽ là kháng cự tâm lý khó chịu khi đồng thời xuất hiện Cụm Mô hình 2 đỉnh với đáy trung tâm nằm tại 137.50.
  • Kháng cự 150.00: Kháng cự tâm lý và là khu vực đáy của đồng JPY trong nhiều thập kỷ.

Hỗ trợ quan trọng trên USD/JPY cần theo dõi:

  • 139.50 – 140.00: Hỗ trợ tâm lý trước đây là kháng cự hiện tại chuyển thành hỗ trợ.
  • 137.00 -137.50: Hỗ trợ xác lập ở thời điểm USD/JPY rebounce sau cú giảm 900 pips từ đỉnh thứ hai. Vùng giá này trước đó là kháng cự rất quan trọng nhưng đã chuyển vai trò và chức năng thành Hỗ trợ sau khi bị phá vỡ.

H1 sẽ tạo cờ tăng để tiếp tục tăng về kháng cự tam giác!?

Khung 1 giờ trên biểu đồ kỹ thuật USD/JPY đang có đợt phục hồi mạnh sau cú trượt 900pips trước đó. Điều quan trọng là tỷ giá USD/JPY đã vượt lên trên ngưỡng kháng cự thứ cấp trong phạm vi 140.50 rất rõ ràng và đang có dấu hiệu điều chỉnh về kiểm tra lại ngưỡng này trước khi tiếp tục đà phục hồi:

Cờ tăng khung H1 cặp USD/JPY tuần 30-2023

Trong trường hợp RSI oversold tại 140.50 có thể sẽ kích hoạt một đợt đánh lên nữa yêu thích với phe Bull. Trên khung 1 giờ, mức phá vỡ và tăng thêm 1.06% là rất đáng để xem xét, tạm coi đó là một xu hướng trong ngắn hạn để tìm kiếm cơ hội tiếp tục giao dịch lên theo xu hướng.

Bây giờ, Tôi sẽ dùng Fibonacci Retracement cho đợt phục hồi từ 137.50 để tìm kiếm vùng giá tương đối cho Mô hình cờ tăng dự kiến:

Điểm xoay quyết định xu hướng tiếp theo trên USD/JPY tuần 30-2023

Như vậy, Fibo 38.2% nằm ở 140.28 sẽ là hỗ trợ tiềm năng để phe bull tìm kiếm cơ hội đánh lên theo đợt tăng hiện tại. Ngoài ra, nếu vùng giá này bị phá vỡ, phe Bull buộc sẽ phải ngồi ngoài chờ đợi vùng mua tiếp theo ở khu vực 2 đáy 137.50.

Phe Bear cùng sẽ tìm kiếm các tín hiệu phá vỡ 140.00 để bán về 137.50 hoặc sẽ phải ngồi ngoài cho tới khi USD/JPY tiếp cận kháng cự tam giác lần thứ 3 tại 142.52 đồng thời là Fibo 127.2% của đợt tăng hiện tại.

Giao dịch USD/JPY trong tuần thế nào!?

Với các phân tích phía trên và sự phức tạp của thị trường đặc biệt là vào thời điểm cuối tuần khi FED, ECB, BOJ đều đưa ra quyết định chính sách lãi suất và các điều chỉnh kỳ vọng kinh tế tiếp theo. Tôi sẽ xem xét vùng 140.00 – 140.28 như điểm xoay để giao dịch.

Phe Bull: Nếu xuất hiện tín hiệu reject giá bằng nến Hammer, Morning Star, Bullish Engulfing tại 140.00 – 140.28 sẽ tiếp tục đánh lên với mục tiêu 142.00, 143.52. Giao dịch này sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá giảm và đóng cửa dưới 139.48

Phe Bear: Nếu xuất hiện tín hiệu phá vỡ vùng 140.00 – 140.28 thì tham gia giao dịch đánh xuống với mục tiêu 138.50 và 137.50. Phe Bear sẽ buộc phải cắt lỗ nếu giá tăng trở lại ngưỡng 140.62

Với phe Bear khi tín hiệu phá vỡ 140.00 theo hướng giảm xuất hiện, nó cũng sẽ đồng thời xác nhận đỉnh thấp dần trên khung 4 giờ cho phép kỳ vọng giảm sâu hơn.

USD/JPY tuần 30-2023 khung 4 giờ đề phòng Phân kỳ âm

Việc ngăn cản tôi tìm cơ hội bán USD/JPY ở vùng giá này hiện tại chính là quyết định từ 3 ngân hàng trung ương chưa được công bố. Bởi cấu trúc giá và RSI khung 4 giờ cho tín hiệu phân kỳ âm cực kỳ nguy hiểm.

Tuy nhiên, trước cơn bão lớn, thị trường thường bình lặng. Và Tôi muốn chờ lũ tới sau đó cuốn theo dòng thay vì đoán mò và lao vào trước khi biết xu hướng cơn lũ chảy về đâu.

[ad_2]

Source link

USD/JPY ngày 14-07-2023: Phá xu hướng ngắn hạn, đề phòng rebounce

[ad_1]

đã có cú Big Drop khi đồng USD suy yếu mạnh sau dữ liệu Nonfarm Payrolls và CPI của Hoa Kỳ được công bố gần đây.

Thị trường chứng khoán tăng mạnh với kỳ vọng hạ nhiệt lãi suất khiến dòng tiền vào USD suy yếu và tạo ra đợt bán tháo trên diện rộng với đồng tiền này. Một điều tương đối kỳ lạ khi kinh tế Hoa Kỳ cho thấy dữ liệu tốt, lạm phát thấp, thị trường lao động thắt chặt và lãi suất USD cũng đang cao nhất trên thị trường.

Sau khi chạm ngưỡng gần 145 Yên đổi 1 USD, tỷ giá cặp USD/JPY đã giảm mạnh gần 700pips. 145 cũng là ngưỡng Bộ tài chính Nhật Bản thực hiện can thiệp khẩn cấp vào tháng 12-2022. Cũng không quá khó hiểu khi tại ngưỡng này, JPY mạnh lên.

Kháng cự chuyển thành hỗ trợ!?

Tín hiệu kỹ thuật quan trọng đầu tiên chúng ta cần quan sát ở vùng giá hiện tại của USD/JPY ngày 14-07-2023 là Kháng cự trước đó có tiềm năng hcuyeenr thành hỗ trợ tại 137.50.

USD/JPY ngày 14-07-2023 breakout trendline

Hai lần trước đó, USD/JPY đã liên tục xác nhận 137.5 là kháng cự và có cú giảm khá mạnh. Sau khi bị phá vỡ và tăng tới 145.00, vùng giá này tiềm năng chuyển công năng từ Kháng cự thành hỗ trợ.

Một điểm nữa cần chú ý là RSI đã Oversold ngay tại vị trí tiếp xúc này cho thấy chúng ta không nên FOMO mà nên chờ một cú Rebounce để tham gia thị trường sẽ phù hợp hơn.

Vậy đâu sẽ là vùng giá thích hợp để tham gia thị trường trở lại!? Và USD/JPY liệu có cú phục hồi về lại đỉnh cũ hay chỉ là một pha Dead Cat Bounce rồi giảm tiếp!?

Rebounce để Down!?

Chúng ta phải nhìn nhận rằng USD/JPY có cú big movement mạnh, liên tục hơn cả khi cặp tiền tệ này tăng từ 137.5 tới 145.00. Đây là điểm khiến phe Bull sẽ phải lo ngại.

USD/JPY ngày 14-07-2023 đề phòng Rebounce khi RSI Oversold

Với tín hiệu Oversold trên RSI, Tôi hi vọng rằng USD/JPY sẽ có một pha Rebounce trước khi xu hướng mới được rõ ràng hơn vì thị trường luôn tiềm ẩn những điều bất ngờ mang tính ngẫu nhiên.

Với cú Big Drop phía trước, Tôi tiếp tục sử dụng công cụ quen thuộc là Fibonacci Retracement để tìm kiếm các khu vực USD/JPY có thể bounce trở lại trước khi phe Bear trở lại mạnh mẽ hơn.

Điểm đầu tiên mà Tôi chú ý là Fibo 38.2% tại vùng giá 140.24 vùng giá này đồng thời cũng là điểm tiếp xúc đường Up Trendline mà USD/JPY đã phá trước đó. Điểm tiếp xúc này được coi là pha Re-test sau khi breakouts vì vậy nó có thể sẽ là hợp lưu quan trọng mà phe bear xem xét để tham gia thị trường.

Mục tiêu của USD/JPY tiềm năng sẽ là đường xu hướng tăng chính từ vùng đáy 127.50 đồng thời là Fibo mở rộng đợt giảm 127.2% tại vùng giá 135.00.

Giao dịch Day Trading với USD/JPY thế nào

Vì hỗ trợ 137.50 nằm ở dưới toàn bộ các đường EMA vì vậy, Tôi không chắc chắn lắm việc liệu có nên tham gia theo hướng Bull hay không. Nhưng với phe bear thì rõ ràng hơn 1 chút bởi xác suất cao chúng ta sẽ có Dead EMA Crossover trên khung H4 báo hiệu xu hướng giảm sẽ quay trở lại. Giá đang nằm dưới EMA 200 khá sâu và độ phân kỳ của các đường EMA là lớn, độ dốc cao. Với tín hiệu này có lẽ chiến lược Bear sẽ phù hợp với USD/JPY hơn là Bull.

Tôi có hai chiến lược cho phe Bear với 2 vùng giá khác nhau:

Chiến lược đầu tiên là kiểm tra xác nhận của phe bear tại Fibo 38.2% – 140.24 với mục tiêu 135.00

Dự báo xu hướng USD/JPY ngày 14-07-2023

Chiến lược thứ hai trong trường hợp USD/JPY recover nhiều hơn sẽ có pha Re-test cực kỳ khó chịu về 143.29 và ở cú Re-test này, USD/JPY có thể sẽ hoàn toàn nằm trong tam giác cân với tiềm năng giảm về 135 và sâu hơn là 132.38.

Chiến lược này có thể sẽ được thực thi và kích hoạt trong tuần tiếp theo. Hôm nay là phiên giao dịch cuối của tuần 28, Tôi cho rằng các bạn nên nghỉ ngơi và không nên tham gia thị trường nữa vì các tin tức quan trọng đã được công bố, ngoài ra thị trường cũng đã quá hả hê sau một tuần biến động cực mạnh của các loại tài sản rồi.

[ad_2]

Source link

Phân tích cặp tiền USDJPY phiên ngày 26/12/2022

[ad_1]

Các nước phương Tây sắp đến kỳ nghỉ lễ của năm nên dường như giai đoạn này sẽ không có quá nhiều tin tức trên thị trường, tuy nhiên vẫn có một tin tức đáng chú ý nhất trong ngày hôm nay và có lẽ là của cả tuần này, đó chính là bài phát biểu của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã vừa được diễn ra, và bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để xem thông điệp nào được đưa ra khi đã khiến thị trường gặp ngay cú sốc với sự thay đổi chính sách Kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) trong tuần vừa rồi nhé.

Theo như nội dung của bài phát biểu hôm nay, Thống đốc NHTW Nhật là ông Haruhiko Kuroda cho biết ông sẽ gạt bỏ khả năng rút khỏi chính sách tiền tệ lỏng lẻo trong thời gian ngắn mặc dù cả thị trường đều đang tập trung vào những gì sẽ xảy ra khi ông Kuroda hết nhiệm kỳ của mình. Theo đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật sẽ được đẩy lên cao bởi các nhà đầu tư nhằm loại bỏ dần sự ảnh hưởng của chính sách kiểm soát đường cong lợi suất dưới nhiệm kỳ của ông Kuroda sẽ kết thúc vào tháng 04/2022. Và sự chú ý của thị trường cũng đã tập trung hơn sau khi Thủ tương Fumio Kishida quyết định rằng có nên sửa đổi kế hoạch đã kéo dài qua hàng chục năm qua nhằm giảm tình trạng lạm phát hay không. Tuần rồi, BOJ đã gây sốc cho toàn bộ thị trường với việc bất ngờ mở rộng biên độ dao động của lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm, đây được xem là một động thái nhằm giảm bớt một số chi phí kéo dài do việc kích thích kinh tế. Ông Kuroda cũng cho rằng bước đi này là nhằm nâng cao sự hiệu quả của chính sách tiền tệ lỏng lẻo hiện nay chứ không phải là rút lại chương trình kích thích kinh tế khổng lồ này. Và ông cũng cho biết rằng có khả năng tiền lương sẽ tăng lên do vấn đề thiếu lao động ngày càng trầm trọng ảnh hưởng đến thị trường việc làm của Nhật.

Theo đó, việc NHTW Nhật không ngừng mua trái phiếu để bảo vệ mức lợi suất đã kéo theo nhiều sự chỉ trích của công chúng về việc khiến đồng yên giảm giá theo một cách không mong muốn từ đó đẩy chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô lên mức cao hơn, thứ mà trước đây vốn rất đắt đỏ.

Nhìn chung, có thể thấy được đồng JPY trong thời gian tới nhiều khả năng sẽ biến động mạnh khi mà chính sách tiền tệ của Nhật đang có sự thay đổi sau hàng chục năm qua.

[ad_2]

Source link

Phân tích kỹ thuật USD/JPY tuần 22/8/2022

[ad_1]

Sau 7 ngày tăng liên lục thì hiện tại tỷ giá cặp đang được giao dịch ở mức 137.xx

Đây cũng là Key Level xu hướng giảm của khung H4 được thị trường thiết lập trước đó.

Khung thời gian H4

Khung thời gian H4

Vì giá đã tăng đến Key Level này nên mình kỳ vọng sẽ có một nhịp điều chỉnh ở đây. Để phân tích kỹ hơn và tìm kiếm điểm vào lệnh thì chúng ta sẽ tiếp tục vào khung thời gian M15.

Khung thời gian M15

Khung thời gian M15

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra Key Level xu hướng tăng của khung M15 (xu hướng ngắn hạn) nằm ở vùng giá 136.72

Vậy chúng có thể thiết lập một lệnh SELL khi thị trường thoả mãn các điều kiện theo thứ tự như sau:

  • Giá phá xuống Key Level 136.72 (xu hướng tăng ngắn hạn bị phá vỡ).
  • Sau khi phá khỏi Key Level này, thị trường quay lại retest Key Level 136.72 hoặc 137.30 một lần nữa.
  • Xuất hiện tín hiệu đảo chiều (mô hình nến, mô hình giá).

-> SELL

Mục tiêu lợi nhuận của chúng ta sẽ là vùng giá 135.80 hoặc xa hơn là 134.80

Để hiểu hơn về phân tích kỹ thuật và cách tìm lệnh mọi người có thể tham khảo tại đây.

Disclaimer: Đây là phân tích cá nhân của mình theo phương pháp Price Action. Bài viết này chỉ mang tính tham khảo và không phải lời khuyên mua/bán. Phân tích này có thể thay đổi tuỳ theo biến động của thị trường. Các nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đưa ra quyết định giao dịch.

[ad_2]

Source link

USDJPY ngày 18-08-2022: Vai – Đầu – Vai xuất hiện báo hiệu tiếp tục điều chỉnh?

[ad_1]

ngày 18-08-2022 tiếp tục điều chỉnh khi đồng USD phục hồi. Tuy nhiên sau ba ngày đầu tuần yếu đuối, dường như JPY cũng đang lấy lại một phần sức mạnh của nó.

Khi quan sát biểu đồ USDJPY Tôi nhận thấy một vài tín hiệu nguy hiểm cho phe Bull và có lợi cho phe Bear.

Dưới đây là một vài phân tích kỹ thuật mà Tôi quan sát được cùng chiến lược giao dịch tham khảo có thể chờ đợi và duy trì cho phần còn lại của tuần 33 và cả tuần 34-2022.

DXY phục hồi còn USDJPY như thế nào?

Trước tiên, Tôi quan sát tương quan giữa và USDJPY thì nhận thấy mặc dù DXY có dấu hiệu phục hồi toàn bộ mức sụt giảm trước đó. Nhưng USDJPY thì không.

Tương quan giữa USDJPY và US Dollar Index tháng 08-2022

Đây là điểm khá nguy hiểm vì nó cho thấy động lượng khá yếu và dường như JPY có phần nổi trội hơn một chút so với USD.

Liệu đây có phải là tín hiệu sớm cho thấy USD có khả năng sẽ tạo Double Tops và tiếp tục điều chỉnh trong thời gian sắp tới trước khi FED tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 09-2022!?

Mô hình Bearish rising wedge

Tín hiệu tiếp theo mà Tôi quan sát là Mô hình nêm tăng nhưng xác suất lại cho tín hiệu giảm.

Đặc trưng của nêm tăng là Đỉnh cao dần và… đáy cũng cao dần.

USDJPY ngày 18-08-2022 với Bearish Rising Wedge

Wedge là một dạng bẫy giá có thể sẽ bẫy các nhà đầu tư đang tiếp tục tham gia thị trường. Thường thì Nêm tăng sẽ có xác suất về xu hướng tiếp theo là giảm nhiều hơn.

Trong trường hợp USDJPY tiếp cận kháng cự Bearish Rising Wedge tại 136.00 có thể đây sẽ là vùng giá tương đối khó chịu và là Kháng cự mạnh bởi nó có sự kết hợp của nhiều yếu tố:

  1. Kháng cự Wedge
  2. Fibo 61.8% của đợt giảm trước đó
  3. Cùng với cú giảm mạnh, Wedge có thể được kết hợp và trở thành một phần của Bearish Flag khá lớn.

Mục tiêu tiếp theo của Wedge sẽ là 130.00 và của Bearish Flag sẽ là tại Fibo mở rộng 127.2% – 127.99

Mô hình vai-đầu-vai thuận

Ngoài mô hình Wedge, trên biểu đồ của USDJPY ngày 18-08-2022 Tôi cũng nhận thấy có tiềm năng của Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận rất lớn khung 4 giờ.

USDJPY ngày 18-08-2022 với Vai – Đầu – Vai thuận

Với cấu trúc của Vai – Đầu – Vai thuận này kết hợp với Fibo 61.8% thì 136.00 có thể sẽ là miếng mồi ngon cho phe Bear. Tôi cho rằng phe Bull sẽ phải xem xét chốt lời ở vùng giá này. Và liệu rằng ở cái Fibo 61.8% USDJPY có tạo được cái đỉnh vai phải, đồng thời xác nhận Lower High đầu tiên sau cú sụt giảm mạnh hay không?

Các vùng giá quan trọng của Mô hình Vai – Đầu – Vai thuận trên USDJPY ngày 18-08-2022:

  • Tiềm năng tạo Vai phải: Fibo 61.8% tại 136.00
  • Neckline: 131.50
  • Mục tiêu Chốt lời: 124.96

RSI overbought là cảnh báo đỏ

RSI đã Oversold ở vùng giá hiện tại và sẽ tiếp tục Overbought nếu USDJPY tiếp cận Fibo 61.8%. Điều này sẽ là rào cản lớn với phe bull và là lợi thế cho phe Bear.

Dự báo tương quan Biến động giá và RSI trên USDJPY tháng 08-2022

Như vậy có thể xem xét vùng giá 136.00 đang được hỗ trợ bởi quá nhiều yếu tố để trở thành Kháng cự kỹ thuật quan trọng.

Các yếu tố tác động tới USDJPY

Lạm phát và Việc làm Hoa Kỳ

Câu hỏi đầu tiên: Trong bối cảnh hiện tại với nền kinh tế Hoa Kỳ là liệu lạm phát đã đạt đỉnh hay chưa và mức tăng trưởng việc làm thần tốc kéo thất nghiệp giảm sâu thì tác động thế nào tới thị trường.

Trước tiên, mức lạm phát tháng 07-2022 được kỳ vọng sẽ giảm từ 9.1% về 8.7% nhưng thực tế đã giảm luôn về 8.5%. Đây là tín hiệu khá tốt cho thị trường bởi nó cho thấy các chính sách của FED phần nào đã có tác dụng.

Thứ hai, Việc lạm phát giảm sâu hơn so với kỳ vọng sẽ khiến cho tâm lý thị trường bình ổn hơn bởi giới đầu tư sẽ kỳ vọng rằng FED có thể bớt Hawkish hơn một chút. Ở thời điểm hiện tại thực ra nếu nói là Hawkish thì FED phải đưa ra lộ trình tăng lãi đồng USD vượt ngưỡng 4.0%. Như vậy bây giờ chúng ta có thể phần nào phân định được về cái giới Hạn Dovish – Neutral – Hawkish như sau:

  • Dovish: Giữ lãi suất ở ngưỡng dưới 3.25% ở thời điểm kết thúc năm 2022
  • Neutral: Giữ lãi suất trong phạm vi 3.25% – 4.0% ở thời điểm kết thúc năm 2022.
  • Hawkish: Tăng lãi USD vượt ngưỡng 4.0%

So với con số hiện tại mà FED đưa ra thì có vẻ chính sách lãi suất sẽ là Neutral.

Câu hỏi thứ hai: FED giữ chính sách lãi suất trung tính (neutral hoặc Dovish) thì tốt cho thị trường, nhưng mà là thị trường nào!?

Đây mới là câu hỏi cần phải giải quyết cụ thể. Nếu các bạn chú ý kỹ thì sau khi tin tức lạm phát được công bố, ngay lập tức kỳ vọng về việc FED sẽ tăng 75bps vào tháng 09 đảo chiều hoàn toàn về ngưỡng kỳ vọng 25-50bps. Cùng với đó là thị trường chứng khoán liên tục tăng chưa cho thấy dấu hiệu điều chỉnh. Đồng USD thì có đợt giảm khá sâu mất khoảng 4% giá trị.

Như vậy, khi FED giữ quan điểm Dovish hoặc Neutral thì nó sẽ tốt cho thị trường nhưng mà là thị trường chứng khoán và phần nào đó Crypto cũng được hưởng lợi lây.

Cùng với mức việc làm gia tăng và tiền lương cũng tăng mạnh thì chúng ta phần nào có thể thấy được người dân Hoa Kỳ vẫn có thể chấp nhận được. Khẩu vị rủi ro của họ bắt đầu tăng thể hiện ở thị trường chứng khoán và Crypto. Điều này sẽ là áp lực lớn đối với đồng USD.

Lạm phát – GDP – Tiền Lương – Lãi suất của Nhật Bản

Lạm phát của Nhật Bản giảm nhẹ từ 2.5% xuống còn 2.4% tức là nó vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu của BOJ và không phải là tín hiệu xấu đối với nền kinh tế Nhật Bản.

GDP của Nhật Bản đã quay trở lại ngưỡng của 2019 tức là trước khi COVID-19 diễn ra.

Trong tháng 10-2022, Tiền lương trung bình hàng giờ của Nhật sẽ được tăng trong khi Nhật Bản vẫn đang giữ chính sách lãi suất âm.

Các tín hiệu này cho thấy về tiềm năng BOJ có thể sẽ sớm xem xét lại chính sách lãi suất sau khi tăng tiền Lương vào tháng 10.

Các dữ liệu kinh tế rõ ràng đang rất tích cực với nền Kinh tế Nhật bản.

Sản xuất Trung Quốc chậm lại

Sản xuất và tiêu dùng của Trung Quốc chậm lại có thể là dấu hiệu sớm cho thấy Tiêu dùng chậm lại trên toàn thế giới vì Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu lớn, đồng thời cũng là thị trường tiêu dùng lớn. Tín hiệu này có thể sẽ là động lực hỗ trợ cho đồng JPY và Giá Vàng vì đây là hai loại tài sản trú ẩn của Khu vực.

Chiến lược giao dịch

Với các phân tích và tín hiệu kỹ thuật trên biểu đồ USDJPY ngày 18-08-2022, Tôi sẽ tìm kiếm cơ hội bán USDJPY theo Wege – Cờ giảm – VDV tại 136.00 và 136.69 với mục tiêu 130.42, 127.99

Xem thêm các phân tích tại tohaitrieu.net

[ad_2]

Source link

Day Trading ngày 19/07/2022: Vàng, EURUSD, USDJPY

[ad_1]

Day Trading ngày 19/07/2022 thị trường đang xuất hiện những đợt điều chỉnh với đồng USD khiến , có đợt điều chỉnh rõ ràng.

Giá Vàng dường như không phản ứng ngược chiều với USD là điểm cần lưu ý. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho các Trader theo trường phái Day Trading.

Giá Vàng –

Biểu đồ kỹ thuật của Giá Vàng – XAUUSD ngày 19/07/2022 có đợt giảm sau khi phục hồi về vùng $1727 bất chấp đồng USD có đợt điều chỉnh mạnh.

Tuy nhiên, với việc đồng USD điều chỉnh, Phe Bull có quyền kỳ vọng sự phục hồi của Vàng, dù đó không hẳn là một cú phục hồi thực sự mạnh mẽ.

Trên khung 1 giờ, Tôi nhận thấy có các dấu hiệu kỹ thuật sau cần lưu ý:

  1. Mô hình 2 đáy tại vùng giá $1696: Đây là tín hiệu đầu tiên cần lư ý bởi nó có thể báo hiệu một đợt phục hồi ngắn hạn với Giá Vàng lên vùng giá $1732 – $1744/oz.
  2. Đáy cao dần: Dấu hiệu sớm cho thấy Vàng hoàn toàn có thể bứt phá qua ngưỡng $1727 để tìm kiếm kháng cự quan trọng tại $1744 rất mạnh mẽ trước đó.
  3. EMA Crossover ngắn và trung hạn khi các đường EMA10 và 20 có dấu hiệu cắt lên đường EMA50 báo hiệu khả năng sẽ phục hồi về kiểm tra EMA200 tại $1731/oz.
  4. RSI báo hiệu đáy cao dần: Khẳng định thêm về đợt phục hồi nhẹ trong ngắn hạn đối với Vàng.

Như vậy, Day Trading Vàng có thể sẽ được mua vào ở vùng giá $1704 – $1708 với mục tiêu $1727, $1732, $1744.

EURUSD có đợt phục hồi mạnh mẽ sau khi tiếp cận vùng cân bằng 1-1 của đồng EUR với đồng USD.

Trong chiến lược tuần 29-2022, Tôi cũng có kỳ vọng EURUSD sẽ tiếp tục phục hồi tới ngưỡng 1.0400.

Về hình tháy kỹ thuật cho Day Trading ngày 19/07/2022, sau đợt phục hồi mạnh mẽ, Tôi kỳ vọng EURUSD có thể tạo hình thái cờ giảm sau đó tiếp tục tăng phục hồi về 1.0350 và 1.0400.

Các tín hiệu kỹ thuật cần lưu ý:

  1. EMA Golden Crossover trên khung 1 giờ: Dấu hiệu này có thể sẽ hỗ trợ cho EURUSD trong ngắn hạn tiếp tục phục hồi trước khi đồng USD lấy lại vị thế khi FED tiến hành tăng lãi suất.
  2. RSI Overbought: Với trạng thái này RSI, Tôi không muốn mua đuổi, mà muốn chờ một đợt điều chỉnh xác định Higher Low để tham gia thị trường.
  3. EMA200 + Fibo 38.2%: Có thể sẽ giúp EURUSD hình thành Bullish Pennant để tiếp tục phục hồi.

Chiến lược Day Trading với EURUSD ngày 19/07/2022 Tôi kỳ vọng sẽ mua EURUSD tại 1.0139 và 1.0109 với mục tiêu 1.0296, 1.0350, 1.0396

USDJPY có đợt giảm điều chỉnh khi USD suy yếu là cơ hội tốt để tham gia theo hướng Short.

Với hình thái hiện tại, Tôi cho rằng USDJPY sẽ sớm Breakout EMA50 trên khung 4 giờ để tìm kiếm hỗ trợ tại EMA200.

Các dấu hiệu cần lưu tâm:

  1. RSI đang giảm và chưa Oversold: RSI có giá trị 41.52 trong lãnh thổ của phe Bear hoàn toàn cho thấy khả năng tiếp tục giảm của USDJPY trước khi Oversold và phục hồi nhẹ.
  2. EMA10 cắt xuống EMA20: Liệu đây có là dấu hiệu sớm cho đợt điều chỉnh trung hạn với cặp tiền tệ này khi nó đã có 1 cú Long Run mệt mỏi.
  3. EMA200 đang ở 135.00 là hỗ trợ tiềm năng, điểm mà phe Bull có thể vào cuộc.

Như vậy, Day Trading với USDJPY sẽ là giao dịch theo đợt điều chỉnh. Tôi kỳ vọng chờ Short tại 138.25 và 138.69 với mục tiêu 136.52, 135.00

Xem thêm các phân tích tại tohaitrieu.net

[ad_2]

Source link

Dự đoán FOMC: Fed sẽ đẩy USD/JPY lên mức 150?

[ad_1]

Với việc Cục Dự trữ Liên bang dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất lần thứ ba trong năm nay, ​​đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm và, điều đó cũng kéo theo đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Đồng bạc xanh giảm nhẹ vào đêm trước , nhưng đừng kỳ vọng quá nhiều rằng USD sẽ chững lại vì Cục Dự trữ Liên bang sẽ rất diều hâu vào thứ Tư. Mức tăng nửa điểm đã hoàn toàn nằm trong dự đoán và trong 24 giờ qua, kỳ vọng về mức tăng 75 điểm đã tăng vọt lên 96%, theo công cụ Fed Watch của CME.

Lạm phát đã đạt đến mức báo động để có thể dự báo về nguy cơ suy thoái?

Mức tăng 75 điểm sẽ là một động thái lớn về mặt kỹ thuật và tâm lý – đây là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. Cách đồng đô la Mỹ phản ứng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào việc ngân hàng trung ương chọn động thái tăng 50 điểm hay 75 điểm. Đối với Fed, câu hỏi đặt ra là liệu tình trạng lạm phát có đang ở mức đáng báo động cho một động thái quyết liệt và động thái đó chắc chắn sẽ đè bẹp thị trường chứng khoán đồng thời làm tăng nguy cơ suy thoái trong năm tới hay không.

Câu trả lời ngắn gọn là có.

đạt mức cao nhất trong 40 năm vào tháng 5 và tâm lý sẽ càng tiêu cực khi tăng 10,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỳ vọng lạm phát ngắn hạn và dài hạn tiếp tục tăng, theo tháng 6. Cả Cục Dự trữ Liên bang và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đều coi việc chống lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Để hiểu rõ điều này, theo Moody’s Analytics, một hộ gia đình điển hình ở Hoa Kỳ đang chi thêm khoảng 460 đô la mỗi tháng cho cùng một giỏ hàng hóa và dịch vụ so với năm ngoái. Với việc giá dầu chạm mức cao nhất trong ba tháng tính đến hôm nay, không có dấu hiệu nào về việc áp lực giá sẽ giảm xuống. Fed có thể từ bỏ việc tăng lãi suất thêm 75 điểm vào ngày mai vì thị trường lao động vẫn mạnh với tỷ lệ thất nghiệp dao động gần mức thấp nhất kể từ những năm 1960.

Vấn đề là giá cả tăng và lãi suất tăng đồng nghĩa với nguy cơ suy thoái gia tăng. Theo một cuộc thăm dò của Financial Times được thực hiện vào tuần trước (trước khi thị trường bắt đầu kỳ vọng nhiều hơn về lãi suất sẽ tăng ở mức 75 điểm), 70% các nhà kinh tế hàng đầu cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái vào năm 2023. Mối quan tâm của họ là tốc độ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang sẽ dẫn đến để thu hẹp chi tiêu và tăng trưởng giảm mạnh hơn. sẽ được công bố vào ngày mai và đây cũng sẽ là một lời nhắc nhở đáng sợ về những rủi ro phía trước. Việc tỷ lệ tiết kiệm cá nhân gần đây giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008 cho chúng ta thấy rằng người Mỹ đã bắt đầu tiết kiệm để đối phó với tình trạng giá cả tăng cao. Thật không may, theo 40% các nhà kinh tế được khảo sát, tỷ lệ 2,8% trong năm nay (sẽ tăng 50 điểm vào tháng 6, tháng 7 và tháng 9) sẽ không đủ để làm giảm giá. Các nhà giao dịch đang dự đoán bằng cách định giá ở mức 4% vào giữa năm sau.

Động thái giao dịch trước thềm FOMC

Ngoài quyết định của Cục Dự trữ Liên bang về lãi suất, các dự báo kinh tế và sơ đồ chấm sẽ được công bố vào ngày mai. Chúng tôi đang theo dõi thêm về sự gia tăng hay giảm trong dự báo CPI của họ. Tối thiểu, biểu đồ chấm phải hiển thị dự đoán lãi suất quỹ Liên bang của họ tăng từ 1,9% vào năm 2022 lên ít nhất 2,6%. Dự báo năm 2023 sẽ tăng từ 2,8% lên ít nhất 3,5%.

Đối với thông báo của FOMC vào hôm thứ Tư, có hai chất xúc tác cho những động thái lớn về tiền tệ, cổ phiếu và trái phiếu kho bạc. Đầu tiên là lúc 2 giờ chiều quyết định lãi suất sẽ được công bố đi kèm với các dự báo kinh tế và biểu đồ chấm. Biểu đồ chấm sẽ cung cấp một số hướng dẫn về đường lối chính sách trong tương lai, nhưng mức độ diều hâu của Cục Dự trữ Liên bang có thể không thực sự được biết cho đến khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tổ chức cuộc họp báo của mình 30 phút sau đó.

Khi nói đến giao dịch trước thềm FOMC, thường có phản ứng ngay lập tức theo luồng thông báo, và tháng này phản ứng này sẽ rất đáng kể. Sau đó, thường có một đợt thoái lui, theo sau là củng cố khoảng 10 đến 15 phút sau động thái ban đầu trước khi có một động thái thực sự bền vững hơn, khoảng 15 phút sau khi Powell đưa ra các nhận xét trong bài phát biểu của mình. Đối với đồng đô la Mỹ và USD/JPY nói riêng, 150 là một mục tiêu xa nhưng có thể đạt được nếu Fed tăng 75 điểm và đề xuất thắt chặt 50 điểm trong hai đến ba cuộc họp tới. Tuy nhiên, nếu Fed chỉ tăng lãi suất 50 điểm thay vì 75 điểm, đồng thời vẫn giữ quyết định tiếp tục thắt chặt liên tục trong vài tháng tới, thì đồng đô la Mỹ sẽ bị bán tháo mạnh. Tuy nhiên, với một lộ trình thắt chặt tích cực rõ ràng vẫn đang ở phía trước, sự thoái lui của đồng đô la Mỹ sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

[ad_2]

Source link

Dự báo USD/JPY: Dữ liệu GDP của Hoa Kỳ được chú trọng sau quyết định của BOJ

[ad_1]

  • Cặp đã giảm sau quyết định mới nhất của BOJ.
  • Ngân hàng quyết định giữ nguyên lãi suất.
  • Chất xúc tác quan trọng tiếp theo cho cặp tiền này sẽ là dữ liệu GDP mới nhất của Hoa Kỳ.

Cặp USD/JPY đã giảm xuống vào thứ Năm khi các nhà đầu tư phản ánh về quyết định của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Cặp tiền này cũng đang giảm trước dữ liệu mới nhất của Hoa Kỳ và cuộc tổng tuyển cử sắp tới ở Nhật Bản. Nó đang giao dịch ở mức 113,53, thấp hơn đáng kể so với mức cao nhất của tháng này là 114,70.

Quyết định của BOJ

Cặp USD/JPY đã giảm xuống sau khi BOJ quyết định duy trì chính sách tiền tệ như ban đầu. Sau cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày, ngân hàng đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức -0,10% nhằm thúc đẩy nền kinh tế.

Ngân hàng cũng sẽ tiếp tục với chương trình mua tài sản đã giúp tăng bảng cân đối kế toán của mình lên hơn 8 nghìn tỷ đô la. Lập trường của BOJ khác với những gì Fed dự kiến ​​sẽ làm trong cuộc họp sắp tới.

Các nhà phân tích tin rằng Fed sẽ bắt đầu giảm bớt việc mua tài sản của mình khoảng 15 tỷ USD trong cuộc họp tới đây. Họ cũng hy vọng nó có vẻ hơi hớ hênh về lãi suất.

Tình trạng phân hóa là do sự khác biệt tổng thể giữa nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản. Trong khi lạm phát của Mỹ trên 5%, Nhật Bản đang trải qua giai đoạn giảm phát ngay cả khi chi phí kinh doanh và giá năng lượng tăng cao.

Tỷ giá USD/JPY tiếp theo sẽ phản ứng với cuộc bầu cử sắp tới của Nhật Bản , nơi Fumio Kishida dự kiến ​​sẽ giành chiến thắng. Tuy nhiên, đảng của ông có thể sẽ mất một số ghế. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào Chủ nhật.

Một chất xúc tác quan trọng khác cho cặp USD / JPY sẽ là dữ liệu GDP mới nhất của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Năm. Dữ liệu dự kiến ​​cho thấy nền kinh tế tăng trưởng khoảng 2,7% trong quý 3 sau khi tăng 5,7% trong quý 2. Cặp đôi này cũng sẽ phản ứng với dữ liệu tuyên bố thất nghiệp ban đầu mới nhất.

Phân tích kỹ thuật USD/JPY

Tại biểu đồ H4, cặp liên tục điều chỉnh giảm giá trong thời gian gần đây sau khi nó chạm tới vùng kháng cự quan trọng tại 114.5. Hiện tại nó đang nằm tại đường neckline 113.60 và sát với vùng hỗ trợ 113.30. Nếu phá thủng vùng này giá sẽ có xu hướng giảm lại vùng 112.10. Do đó, để giao dịch sell tỷ giá này thì nhà đầu tư phá chờ đợi sự phá vỡ khỏi vùng hỗ trợ 113.60/20 để xác nhận.

Ở hướng ngược lại, nếu giá hồi lên tới vùng kháng cự 114.20 cũng sẽ tạo ra một cơ hội sell xuống từ vùng này.

Với mô hình của tỷ giá USD/JPY hiện tại thì thường báo hiệu sự giảm giá, do đó nhà đầu tư nên canh sell. Xu hướng tăng chỉ khi giá vượt qua kháng cự quan trọng tại 114.50.

USDJPY khung H4



[ad_2]

Source link

Dự báo tỷ giá USD/JPY sau khi dữ liệu PPI của Nhật Bản yếu

[ad_1]

  • Tỷ giá USD / JPY đang ở trong biên độ hẹp sau khi dữ liệu PPI yếu của Nhật Bản.
  • Chỉ số PPI đã giảm từ 1,1% xuống 0,0% so với tháng trước trong tháng 8.
  • Nhật Bản phải đối mặt với sự phục hồi mong manh khi số ca mắc bệnh Covid tăng lên.

Cặp USD / JPY giữ ổn định trong đầu phiên giao dịch sau khi dữ liệu chỉ số giá sản xuất (PPI) của Nhật Bản tương đối ổn định. Cặp tiền đã được giao dịch ở mức 109,92, nơi mà nó đã ở trong vài ngày qua.

Dữ liệu lạm phát của Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định trong vài tháng qua. Dữ liệu được công bố vào tuần trước cho thấy nền kinh tế nước này đã phục hồi với tốc độ nhanh hơn dự kiến ​​khi các khoản đầu tư kinh doanh tăng lên. Nó đã tăng 1,9% trong quý thứ hai, cao hơn mức ước tính trung bình là 1,6%.

Tuy nhiên, nền kinh tế của đất nước vẫn còn mong manh khi nó phải đối phó với một sự gia tăng mới của các trường hợp Covid-19. Trên thực tế, cả nước đang báo cáo hơn 20.000 trường hợp mới mỗi ngày. Điều này có nguy cơ kìm hãm nền kinh tế vào thời điểm các nước đồng cấp khác đang ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng phải đối mặt với tình hình khó khăn với lạm phát. Dữ liệu được công bố hôm thứ Hai cho thấy chỉ số giá sản xuất của nước này đã giảm từ 1,1% trong tháng Bảy xuống 0,0% trong tháng Tám. Mức sụt giảm này cao hơn so với ước tính trung bình là 0,2%. Do đó, chỉ số PPI giảm từ 5,6% xuống 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dữ liệu gần đây cho thấy chỉ số giá trực tiếp (CPI) của Nhật Bản đã giảm 0,2% ở Nhật Bản do phí di động tương đối thấp hơn. Do đó, với lạm phát tương đối thấp hơn, có những lo ngại rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ duy trì một giọng điệu ôn hòa ngay cả khi các ngân hàng trung ương khác bắt đầu giai đoạn thắt chặt của họ. Mới tuần trước, Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho biết họ sẽ bắt đầu giảm tốc độ mua tài sản.

Sắp tới, chất xúc tác quan trọng tiếp theo cho giá USD / JPY sẽ là dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến ​​vào thứ Ba. Các nhà phân tích kỳ vọng dữ liệu cho thấy chỉ số CPI vẫn ở mức cao trong tháng Tám.

Phân tích kỹ thuật USD / JPY

Biểu đồ hàng ngày cho thấy cặp USD / JPY gần đây đã ở trong một phạm vi hẹp. Cặp tiền này đang giao dịch ở mức 109,45, thấp hơn một chút so với mức cao nhất trong năm là 111,63. Nó cũng đã hình thành mô hình tam giác tăng dần và dự báo sẽ tăng dài hạn. Tuy nhiên, nó cần phải vượt qua kháng cự 110.75.

Mặt khác, nếu nó phá vỡ hỗ trợ 110.40, đồng nghĩa với việc phá thủng trendline sẽ làm tỷ giá này đà tăng mất hiệu lực, nó có thể giảm về 108.75.

Hiện tại trong H4, tỷ giá này vẫn đang đi sideway. Để giao dịch trong ngắn hạn, thì nhà đầu tư có thể chờ sell tỷ giá này khi nó chạm tới kháng cự 110.31. Mục tiêu hướng về lại vùng 109.65. Nếu breakout lên khỏi 110.30, nó phải đối mặt với kháng cự cứng tại 110.75.



[ad_2]

Source link